18/05/2017 09:26 GMT+7

Choáng với những vụ bồi thường bảo hiểm lớn nhất thế giới

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Đứng đầu là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, theo trang Zerohedge, các công ty bảo hiểm đã bỏ ra hơn 21.000 tỉ USD tiền bồi thường.

Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, động đất và sóng thần ở Nhật Bản 2011 hay đại dịch SARS ở châu Á,... đều là những vụ ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người và khiến giới bảo hiểm điêu đứng. Mỹ là quốc gia dẫn đầu về số vụ và số tiền bồi thường bảo hiểm.

1. Khủng hoảng tài chính năm 2008

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 được đánh giá là tồi tệ hơn cả cuộc Đại suy thoái năm 1938 - Ảnh: Reuters

Được đánh giá là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử loài người, vượt qua cả cuộc Đại suy thoái năm 1938. Nhiều công ty bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưỡng. Theo Zerohedge, giới bảo hiểm tại Anh và Mỹ cũng điêu đứng. Số tiền bồi thường và đòi bồi thường hơn 21.000 tỉ USD.

2. Mùa bão năm 2005 tại Mỹ

Bão Katrina tàn phá nhiều khu vực của nước Mỹ trong mùa bão năm 2005 - Ảnh: Reuters

Năm 2005, nước Mỹ trải qua một mùa bão bất thường. Ba trận bão lớn liên tiếp đổ bộ vào nước Mỹ khiến hơn 4.000 người thiệt mạng. Nhiều căn nhà bị phá hủy, việc kinh doanh bị gián đoạn, tài sản bị mất đã khiến giới bảo hiểm Mỹ phải chi trả hơn 130 tỉ USD tiền bồi thường.

3. Ngân hàng Lehman Brothers phá sản

Ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản trong đợt khủng hoảng tài chính 2008 - Ảnh: Reuters

Vụ phá sản năm 2008 của Lehman Brothers, ngân hàng có lịch sử hơn 150 năm của Mỹ, là một bí mật giữa các công ty bảo hiểm của Mỹ. Số tiền bồi thường được giấu kín, nhưng theo truyền thông, con số có thể rơi vào khoảng 100 tỉ USD, chủ yếu đến từ các khách hàng không chỉ của Lehman Brothers mà còn ở nhiều công ty khác liên quan tới nó.

4. Vụ khủng bố 11-9

Tòa tháp đôi ở Trung tâm thương mại thế giới (New York) chỉ còn là đống đổ nát sau vụ tấn công ngày 11-9-2001 - Ảnh: Reuters

Hai tòa tháp tại Trung tâm thương mại thế giới ở New York (Mỹ) đã đổ sụp trong vòng 2 giờ từ khi bị tấn công. Gần 3.000 người thiệt mạng, công việc bị gián đoạn và để lại nỗi đau tinh thần trong lòng người dân Mỹ. 

Trong sự vụ này, các công ty bảo hiểm đã phải chi trả tổng cộng gần 40 tỉ USD cho các thiệt hại về nhân mạng, tài sản và gián đoạn kinh doanh.

5. Động đất và sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản

Thảm họa kép động đất và sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 - Ảnh: BBC

Thảm họa kép năm 2011 ở Nhật Bản có thể đã khiến các công ty bảo hiểm bồi thường gần 40 tỉ USD. Ngân hàng thế giới ước tính số tiền thiệt hại về kinh tế là hơn 235 tỉ USD, biến nó trở thành thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất thế giới.

6. Núi lửa Eyjafjallajokul phun trào

Khói bụi từ đợt phun trào năm 2010 của núi lửa Eyjafjallajokul (Iceland) khiến gần 10 triệu hành khách của ngành hàng không ở châu Âu bị ảnh hưởng, hàng ngàn chuyến bay bị hủy. Thiệt hại và số tiền bồi thường bảo hiểm ước tính 3,4 tỉ USD.

7. Sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương

Là thiệt hại do thiên tai khiến ngành bảo hiểm tốn nhiều tiền nhất trước khi xảy ra thảm họa kép năm 2011 ở Nhật Bản. Hơn 1 tỉ USD tiền bồi thường bảo hiểm đã được chi trả vì các thiệt hại về người và của.

8. Đại dịch SARS

Phòng ngừa virus SARS trên tài điện ngầm ở một nước châu Á - Ảnh: Reuters

Bùng phát năm 2003 tại Trung Quốc và lan nhanh sang 37 quốc gia khác, cho tới nay Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vẫn là đại dịch khiến giới bảo hiểm tốn nhiều tiền nhất. Tổng cộng, gần 1 tỷ USD tiền bồi thường đã được chi trả, chủ yếu xuất phát từ việc các chuyến bay bị hủy khiến việc kinh doanh bị gián đoạn.

9. Vụ nổ kho hóa chất ở Thiên Tân

Hàng nghìn xe ô tô mới tại cảng Thiên Tân đã bị thiêu rụi trong vụ nổ - Ảnh: Reuters

Hơn 170 người thiệt mạng. Sức mạnh của vụ nổ khiến một góc cảng gần như bị san phẳng. 304 tòa nhà, hơn 12.000 xe hơi và khoảng 7.533 container đang tập kết tại cảng bị phá hủy, thiêu rụi trong vụ nổ ở cảng Thiên Tân năm 2015. Số tiền bồi thường bảo hiểm không được tiết lộ, song có thể lên tới 1 - 1,5 tỉ USD.

10. Tai nạn xe hơi của Agnes Collier

Vụ tai nạn xảy ra năm 2009 tại hạt Gloucestershire của Anh. Mẹ của Agnes Collier thiệt mạng trong vụ tai nạn, bản thân cô bị chấn thương cột sống nghiêm trọng. Năm 2012, tòa buộc phía bảo hiểm phải chi trả tiền bồi thường và chi phí thuốc men đến hết đời cho Collier, với tổng số tiền 37 triệu USD. Đây là mức bồi thường bảo hiểm thương tật cao nhất từng được chi trả ở Anh.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga tấn công Kiev, trả đũa đợt không kích bằng drone kỷ lục của Ukraine?

Phía Nga cáo buộc Ukraine từ hồi giữa tuần đã phóng khoảng 800 drone và tên lửa vào các mục tiêu xa tiền tuyến, nhưng khẳng định Matxcơva vẫn theo đuổi đàm phán hòa bình.

Nga tấn công Kiev, trả đũa đợt không kích bằng drone kỷ lục của Ukraine?

Tin tức thế giới 24-5: Mỹ nói không còn làm 'anh cả' thể giới; Ông Trump dọa đánh thuế Samsung

Thẩm phán Mỹ chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh nước ngoài; Ông Trump dọa áp thuế 25% lên điện thoại Apple, Samsung nếu làm ở nước ngoài.

Tin tức thế giới 24-5: Mỹ nói không còn làm 'anh cả' thể giới; Ông Trump dọa đánh thuế Samsung

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar