31/05/2024 13:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chợ Thủ Đức như một lòng chảo nằm dưới chân đồi, 'không hành động càng ngập'

Dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân không giải quyết ngập cho chợ Thủ Đức, mà chỉ xử lý thoát nước cho khoảng 87ha, thu nước mặt đường, hạn chế tai nạn cho đường này và giảm ngập 20% lưu vực chợ này.

Đoạn dốc nhà thờ trên đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức nước chảy xiết khiến người qua đường té xe, nước này còn chảy về gây ngập chợ Thủ Đức. Hiện nay điểm này đã được xử lý, sau khi dự án thoát nước đưa vào khai thác - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đoạn dốc nhà thờ trên đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức nước chảy xiết khiến người qua đường té xe, nước này còn chảy về gây ngập chợ Thủ Đức. Hiện nay điểm này đã được xử lý, sau khi dự án thoát nước đưa vào khai thác - Ảnh: CHÂU TUẤN

Tại tọa đàm thực trạng và giải pháp giảm ngập nước trên địa bàn TP Thủ Đức sáng 31-5, các chuyên gia đã mổ xẻ nguyên nhân gây ngập nhiều tuyến đường tại địa phương này. Đồng thời phân tích, giải mã nguyên nhân sâu xa khiến chợ Thủ Đức ngập nặng nhiều năm qua dù đã có nhiều giải pháp.

Điểm ngập chợ Thủ Đức được các chuyên gia đặc biệt quan tâm và hiến kế.

Tại sao chợ Thủ Đức ngập nặng?

Mở đầu tọa đàm, ông Mai Hữu Quyết - phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức - thừa nhận hạ tầng thoát nước địa phương cũ, thiếu, yếu và chưa được đầu tư đồng bộ. Địa hình nhìn chung cao nhưng có những nơi rất thấp, chênh lệch lớn. Đặc biệt là khu vực chợ Thủ Đức ngập tồn tại lâu, TP Thủ Đức đã có nhiều giải pháp nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để.

"Tôi mong các chuyên gia, nhà quy hoạch phân tích, đóng góp cho TP Thủ Đức liệu các quy hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện nay còn phù hợp hay không? Giải pháp nào hiệu quả để Thủ Đức đề xuất TP.HCM bố trí vốn thực hiện công tác này. Việc chống ngập cần các dự án hàng nghìn tỉ và làm đồng bộ mới có thể xử lý được", ông Quyết nhận định.

Ông Mai Hữu Quyết - phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức - Ảnh: LÊ PHAN

Ông Mai Hữu Quyết - phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức - Ảnh: LÊ PHAN

Ông Lưu Trọng Nghĩa - trưởng Phòng giao thông công chính TP Thủ Đức - cung cấp thêm hiện địa phương có một số tuyến đường, hẻm chưa được đầu tư hệ thống thoát nước. Một số tuyến đường, hẻm khác được đầu tư nhưng đã lâu năm, không đồng bộ. 

Thêm vào đó đường kính cống thoát nước nhỏ, xuống cấp, bị cát, đất bồi lắng chưa được nạo vét hoặc đầu tư nâng cấp, sửa chữa khiến việc thoát nước gặp trở ngại…

"Đối với một số dự án đang triển khai thi công để giải quyết ngập nhưng tiến độ thi công chậm, chưa hoàn thành. Việc kết nối thoát nước với các tuyến sông, kênh, rạch tự nhiên còn đứt quãng. Sông, kênh, rạch bị đất cát, cỏ rác, lục bình bồi lắng, chưa được nạo vét, gia cố nên hạn chế việc thu nước, thoát nước. Đây cũng là những cái khó trong chống ngập của TP Thủ Đức", ông Nghĩa nêu.

Chính những yếu tố trên khiến Thủ Đức xảy ra ngập nặng trong những cơn mưa đầu mùa vừa qua.

Tách dòng, cải tạo rạch mới cứu được chợ Thủ Đức

Nắp cống ở chợ Thủ Đức bung trong cơn mưa chiều 20-5 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Nắp cống ở chợ Thủ Đức bung trong cơn mưa chiều 20-5 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Khu vực chợ Thủ Đức thuộc vùng chuyển tiếp từ vùng gò đồi giáp ranh tỉnh Bình Dương hướng về vùng ven sông Sài Gòn. Cao độ địa hình biến thiên từ độ cao 30m xuống 0,5m.

Hệ thống thoát nước của khu vực chợ Thủ Đức chủ yếu là cống tròn, nhỏ đã được đầu tư lâu năm, khả năng tiêu thoát nước kém. Ngoài ra, các tuyến kênh, rạch, mương xung quanh thường xuyên bị cát, đất, lục bình, cỏ dại phủ kín bề mặt. Thêm vào đó rác nhiều khiến khả năng trữ nước kém, hạn chế khả năng tiêu thoát nước.

Qua thực tế trên, PGS.TS Lê Song Giang - Trường đại học Bách khoa TP.HCM - ví von chợ Thủ Đức như một lòng chảo nằm dưới chân đồi. Ông Giang cũng nhấn mạnh nơi đây không phải rốn địa hình, mà do chính chúng ta làm nên. Quy hoạch đường giao thông hiện hữu khiến nước dồn về đây.

"Bên cạnh đó, xung quanh chợ Thủ Đức đô thị hóa cao nên không còn khả năng thấm, mà tạo thành dòng chảy. Dòng chảy bề mặt bị đường phố chắn nên tràn về, cống rãnh cũng đổ về chợ này", ông Giang chỉ rõ.

Theo ông Giang, muốn "cứu" chợ Thủ Đức giảm ngập, có ba giải pháp chính gồm: giảm nguồn nước về chợ bằng tăng diện tích thấm, tách dòng chia nước, làm chậm dòng bằng hồ điều tiết; xử lý cục bộ bằng nâng nền, bơm tiêu cưỡng bức và tăng thoát nước bằng mở rộng hai rạch Thủ Đức và Cầu Ngang.

Chung quan điểm, PGS.TS Châu Nguyễn Xuân Quang - phó viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường TP.HCM - nói: "Không hành động thì ngày càng ngập. Thủ Đức phải tiếp cận tổng thể, hành động cụ thể. Phải có rà soát, tính toán, nếu làm mà không có số liệu, chỉ phán đoán là không ổn. Dữ liệu đầu vào phải chuẩn. Đồng thời làm cái nào dứt cái đó".

Ông Quang cũng góp ý cần có tiêu chuẩn thoát nước riêng cho TP.HCM và TP Thủ Đức. Phương án cải tạo rạch Thủ Đức là rất cần thiết, quan trọng. Ngoài ra nên nghiên cứu phân bổ lại lưu vực, tách dòng nhưng chú ý không gây ngập khu vực khác.

Một phương án cũng được vị này đề xuất là nếu Thủ Đức chưa thể xây hồ điều tiết lớn thì làm các hồ nhỏ phân tán. Đây cũng là một cách làm mà địa phương này nên cân nhắc, xem xét.

Cũng liên quan tới phương án tách dòng, ông Ngô Trùng Dương - khoa kỹ thuật hạ tầng đô thị, Đại học Kiến trúc TP.HCM - góp ý cần phân phối lại các lưu vực để tránh quá tải dòng chảy cho lưu vực chính. Ngoài ra có các giải pháp để kiểm soát tốc độ dòng chảy.

"Thủ Đức nên thiết kế nơi trữ nước dọc các tuyến đường hay ngập. Quản lý đô thị của địa phương tương đối tốt nhưng đường giao thông lại ít có cây xanh để giữ nước, giảm dòng chảy. Đó là điều khiến nước chảy thành dòng mạnh, ồ ạt", ông Dương nói.

Làm ngay đề án giảm ngập tổng thể và riêng chợ Thủ Đức

Ông Mai Hữu Quyết cho biết sau tọa đàm, TP Thủ Đức sẽ triển khai làm ngay đề án tổng thể giảm ngập trên địa bàn TP. Song song đó triển khai các giải pháp giảm ngập ở chợ Thủ Đức cũng như chuẩn bị các dự án mở rộng rạch Cầu Ngang, rạch Thủ Đức, đường Dương Văn Cam để tách dòng chảy. Đối với làm hồ điều tiết là giải pháp lớn sẽ đề xuất đầu tư giai đoạn sau.

"Chúng tôi sẽ nghiên cứu thí điểm một số điểm trữ nước dọc tuyến. Ngoài ra việc thực hiện chỉ thị 19 của Thành ủy và vận động người dân TP.HCM không xả rác ra đường, kênh rạch - vì TP sạch và giảm ngập nước cũng rất quan trọng. Rác cũng là nguyên nhân gây ngập khủng khiếp do tắc cống, van ngăn triều, kênh rạch", ông Quyết nói.

Còn đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho biết TP.HCM đang điều chỉnh quy hoạch chung, trong đó quan tâm chống ngập.

Trong đồ án quy hoạch chung có 1 định nghĩa mới, hoàn chỉnh. Hành lang kiểm soát ngập ngoài kênh rạch, cống thoát nước hiện hữu thì có thêm hồ điều tiết. Thủ Đức có 2 nơi dự kiến xây dựng hồ điều tiết tại công viên Gò Dưa và phường Linh Đông.

TP Thủ Đức có 15 đường bị ngập chiều 15-5, khu vực chợ Thủ Đức nặng nhất

Ngày 16-5, Trung tâm Phát triển quản lý hạ tầng TP Thủ Đức cho biết cơn mưa chiều 15-5 khiến 15 tuyến đường ở TP Thủ Đức bị ngập. Trong đó, đường Dương Văn Cam (khu vực chợ Thủ Đức) ngập hơn nửa mét.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của Học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện hành chính công và kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của Học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

Loại hỏa pháo được bắn từ súng thần công ở Kỳ đài Huế hôm 3-5 được mua từ năm 2023 và hết hạn sử dụng từ lâu, dẫn đến sự cố trên.

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Tin lời ‘mở thẻ nhận hoa hồng không mất phí’, cô gái bị lừa hơn trăm triệu

Với thủ đoạn tìm người có nhu cầu làm thêm dưới hình thức mở các khoản vay trên ví điện tử Momo, ví trả sau, mở các thẻ tín dụng ngân hàng để nhận hoa hồng… 2 nghi phạm đã lừa đảo hàng chục người trên cả nước, chiếm hơn 2 tỉ đồng.

Tin lời ‘mở thẻ nhận hoa hồng không mất phí’, cô gái bị lừa hơn trăm triệu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar