10/12/2021 08:41 GMT+7

Chờ đi làm ở nước ngoài, tôi chạy xe ôm, làm bảo vệ, bỏ cuộc hay chờ tiếp?

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TTO - Phùng Thanh Phong (21 tuổi, quê Kiên Giang) cho biết mình đã đăng ký chương trình thực tập sinh kỹ năng tại một công ty xuất khẩu lao động tính, dự kiến đi Nhật tháng 5-2020. Nhưng COVID-19 đã làm đảo lộn mọi kế hoạch của Phong.

Chờ đi làm ở nước ngoài, tôi chạy xe ôm, làm bảo vệ, bỏ cuộc hay chờ tiếp? - Ảnh 1.

Để có công việc trong thời gian dịch bệnh, Thanh Phong đã về Kiên Giang xin làm bảo vệ tại một nhà xưởng. Mặc dù ăn ở ngay tại xưởng, Phong vẫn dành thời gian rảnh để học online chờ đến khi được xuất cảnh - Ảnh: NGÂN HÀ

Dù chỉ còn cách công việc một chuyến bay, nhiều bạn trẻ trễ lịch xuất cảnh đi lao động tại nước ngoài tính đến nay đã tròm trèm 20 tháng.

Họ đứng trước hai lựa chọn: bỏ cuộc đồng nghĩa với việc bỏ đi 1,5 năm đào tạo cùng với một khoản học phí không ít để chuẩn bị cho chuyến đi, hay tiếp tục chờ đợi.

Chạy xe ôm, làm bảo vệ để chờ

"Tôi bắt đầu nhập học vào tháng 6-2019, tới khoảng tháng 12-2019 thì đậu phỏng vấn việc làm ở một công ty Nhật Bản và bước sang giai đoạn hai của chương trình thực tập sinh. Ngành nghề của tôi là gia công và hoàn thiện sản phẩm cơ khí, theo như dự kiến là vào tháng 5-2020 tôi xuất cảnh sang Nhật Bản để làm việc và học tập", Phong kể. 

Nhưng dịch COVID-19 đã làm thay đổi mọi kế hoạch của Phong. "Lúc đầu tôi không nghĩ nó sẽ ảnh hưởng lâu đến như vậy và cũng không khó khăn đến như vậy. Khóa học tiếng Nhật đã xong, bên Nhật đã có công ty nhận. Nghĩa là tôi chỉ còn cách công việc một chuyến bay", Phong chia sẻ.

Cũng có lịch xuất cảnh dự kiến từ tháng 5-2020, đến nay Lê Cảnh Vệ (24 tuổi, quê Quảng Ngãi) cũng vẫn chưa thể xuất cảnh được. "Tôi đăng ký chương trình thực tập sinh từ tháng 9-2019 về ngành hoàn thiện sản phẩm và cũng đã phỏng vấn nhận việc thành công, chỉ còn chờ bay nữa thôi", Vệ cho biết. 

Sau nhiều lần bị hoãn chuyến bay, lần gần đây nhất, sau khi TP.HCM mở cửa lại vào tháng 10 vừa qua, công ty đã lên lịch cho Vệ bay vào tháng 12. "Khi nghe tin Nhật Bản đóng cửa trở lại vào ngày 30-11 vừa qua cũng buồn. Tuy nhiên, đã chờ đợi đến tận bây giờ nên đâu thể vì vậy mà bỏ ngang. Dịch thì cũng sẽ phải có lúc ổn định thôi", Vệ lạc quan.

Với Phùng Thanh Phong, toàn bộ chi phí Phong đóng cho việc xuất cảnh điều phải mượn của ngân hàng và phải chịu lãi hằng tháng. Nhưng Phong cho biết việc sang Nhật làm việc là kế hoạch lâu dài. Anh dự tính làm ở Nhật 3 năm, sẽ có tiền để trả nợ ngân hàng, có thêm một số vốn và thêm kinh nghiệm làm việc cũng như học thêm tiếng Nhật để khi về nước sẽ có nhiều cơ hội việc làm.

"Tôi quyết định đi tìm việc làm, vừa làm vừa tiếp tục học thêm tiếng Nhật online trong lúc chờ đợi để không bỏ phí mất việc học tiếng Nhật trước đó", Phong kể. Trong đợt cấm nhập cảnh đầu tiên năm 2020, Phong chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập. Nhưng được một thời gian thì dịch bắt đầu bùng phát mạnh mẽ hơn, anh phải chuyển sang một công việc khác. 

"Tôi bắt đầu xin vào làm bảo vệ tại một công ty từ tháng 3-2021 tới bây giờ. Công việc thì làm 12 tiếng vào ban đêm với mức lương là 7,5 triệu đồng. Đêm làm việc, sáng về học online với lớp rồi ngủ, tối lại đi làm tiếp", Phong nói về công việc hiện tại.

Còn bạn trẻ Lê Cảnh Vệ thì xin vào làm nhân viên sửa chữa ôtô tại Bình Dương từ nhiều tháng nay. "Tuy công việc vất vả nhưng cũng đủ để tôi trang trải cuộc sống và tiếp tục theo đuổi con đường mình đã chọn. Vừa đi làm tôi vừa tham gia các nhóm hỗ trợ nhau học trên Facebook để cải thiện khả năng nghe nói tiếng Nhật của mình. Sang Nhật mà tiếng Nhật tốt thì sẽ làm việc tốt hơn và có nhiều cơ hội hơn", Vệ chia sẻ.

Chờ đi làm ở nước ngoài, tôi chạy xe ôm, làm bảo vệ, bỏ cuộc hay chờ tiếp? - Ảnh 2.

Các thực tập sinh của Công ty ESUHAI vẫn tiếp tục tham gia học tiếng Nhật online trong thời gian chờ đợi xuất cảnh - Ảnh: NGÂN HÀ

Hỗ trợ để người lao động bám trụ

Ông Lê Long Sơn, giám đốc Công ty TNHH ESUHAI - công ty về đào tạo và phái cử lao động sang thị trường Nhật Bản, cho biết đợt xuất cảnh sang Nhật gần nhất của thực tập sinh công ty là từ tháng 2-2021. 

"Hiện có khoảng 1.500 thực tập sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo và đã trúng tuyển tại các công ty Nhật Bản nhưng vẫn chưa thể xuất cảnh. Trong thời gian qua công ty đã cố gắng kết nối việc làm tạm thời cho thực tập sinh trong thời gian chờ đợi để các em có một khoản thu nhập nhất định đủ để trang trải cuộc sống", ông Sơn chia sẻ.

Đó cũng là tình cảnh chung của phần lớn công ty xuất khẩu lao động trong thời gian qua. Ông Vũ Công Bình - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP phát triển nguồn nhân lực Lod - cho biết công ty cũng có hàng trăm lao động đang chờ bay. 

"Người lao động rất khó khăn và bản thân các công ty cũng khó khăn khi lịch bay cứ liên tục bị hoãn, hủy do ảnh hưởng dịch bệnh. Hiện nay ngoài việc động viên tinh thần người lao động, công ty cũng đang xem xét từng trường hợp cụ thể để có phương án hỗ trợ", ông Bình chia sẻ.

Theo ông Lê Long Sơn, việc chia sẻ với các bạn trẻ để các bạn giữ vững được động lực giữa thời điểm dịch bệnh rất quan trọng. Ông cho rằng nếu các bạn trẻ xem việc sang Nhật làm việc là cơ hội nghề nghiệp giúp các bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai thì việc kiên trì ở thời điểm hiện tại là rất quan trọng. 

"Nếu rút hồ sơ tìm một công việc tốt tại Việt Nam trong thời điểm này cũng không dễ dàng, trong khi việc sang Nhật chỉ còn là vấn đề chờ đợi", ông Sơn chia sẻ. Ông cho biết nhiều thực tập sinh tại công ty trong thời gian chờ đợi đã trau dồi thêm tiếng Nhật để sẵn sàng hơn khi sang Nhật cũng như sẽ có cơ hội học hỏi nhiều khi trang bị ngoại ngữ tốt hơn.

Lao động xuất khẩu thị trường Nhật tiếp tục chờ đợi

Theo thông tin từ Cục Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), ngày 5-11-2021 Bộ Ngoại giao Nhật Bản chính thức thông báo nới lỏng nhập cảnh cho một số đối tượng thuộc diện ưu tiên trong chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, trong đó có thực tập sinh và lao động Việt Nam.

Tuy nhiên đến ngày 29-11, trước những cảnh báo về biến chủng Omicron, Nhật Bản đã công bố dừng nhập cảnh mới vào Nhật Bản trong vòng một tháng đối với công dân tất cả các nước và vùng lãnh thổ kể từ ngày 30-11.

Hỗ trợ 29 sáng kiến của thanh niên xuất khẩu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

TTO - 29 sáng kiến về chuyển đổi việc làm tăng thu nhập, cung cấp kiến thức sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và kỹ năng sống cho thanh niên sẽ được nhận hỗ trợ trong dịch COVID-19.

VŨ THỦY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

150 đội hình tình nguyện "Đồng hành cùng địa phương" của các bạn trẻ TP.HCM cùng tham gia hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục hành chính tại các phường, xã trong những ngày đầu triển khai chính quyền hai cấp.

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Ngày 4-7, Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ trì hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định tặng anh Trần Văn Nghĩa, người đã lái drone cứu 2 trẻ mắc kẹt trên sông Ba ngày 3-7, danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi'. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng quyết định tặng anh Nghĩa bằng khen.

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Từ những chai nhựa, lốp xe cũ và rác sinh hoạt, thầy trò một trường tiểu học trên đảo Rote Ndao (Indonesia) đã tạo nên bảng chữ cái, bàn ghế học tập, vườn rau và cả phân bón hỗ trợ nông dân.

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ ban hành hai nghị định quan trọng về ưu đãi người có công và trợ cấp cho thanh niên xung phong, trong đó có điều chỉnh chính sách tốt hơn.

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar