18/02/2014 08:05 GMT+7

Cho ăn giặm lúc 6 tháng tuổi

ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

TT - Khuyến cáo quốc tế về thời điểm ăn giặm từ lúc tròn 6 tháng đã ra đời hơn 10 năm nay, truyền thông đã nói nhiều và nhiều bà mẹ biết nhưng vẫn nôn nóng cho con ăn giặm sớm hơn.

Vậy tại sao các tổ chức quốc tế WHO, UNICEF khuyến cáo lùi thời gian ăn dặm đến sáu tháng thay vì bốn tháng như trước đây?

Ăn giặm sớm dễ mắc bệnh dị ứng

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển nên nếu tiếp xúc với dị nguyên trong thức ăn khác nhau sớm quá sẽ gia tăng nguy cơ dị ứng, đặc biệt ở những trẻ có cha mẹ bị bệnh dị ứng (chàm, mề đay, hen suyễn, viêm mũi dị ứng). Nếu ăn giặm sớm quá, trẻ có nguy cơ bị dị ứng với các triệu chứng ngoài da như phù, nổi mề đay, ngứa; triệu chứng đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, ho, khò khè; triệu chứng ở đường tiêu hóa như tiêu lỏng, táo bón, nôn ói, hăm vùng tã. Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao thường là nhóm thực phẩm giàu đạm và sữa gồm sữa bò, thịt bò, thịt gà, hải sản, trứng.

Do vậy các tổ chức y tế khuyến cáo bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến tròn sáu tháng rồi mới bắt đầu ăn giặm. Ở trẻ có cha mẹ mắc các bệnh dị ứng nhưng thôi bú mẹ sớm hơn sáu tháng cũng không nên cho trẻ ăn giặm sớm, mà chuyển sang dùng sữa công thức có đạm thủy phân một phần hay toàn phần cho đến sáu tháng để giảm nguy cơ dị ứng cho trẻ. Từ sáu tháng có thể cho trẻ uống sữa công thức bình thường và bắt đầu ăn giặm.

Khi ăn giặm người mẹ cho trẻ bắt đầu với các thực phẩm ít có nguy cơ gây dị ứng trước rồi sau đó mới tập tiếp đến các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao hơn. Với từng loại thực phẩm, khi mới bắt đầu thì nên tập cho trẻ ăn ít nhất ba ngày để trẻ vừa làm quen mùi vị, vừa kiểm tra khả năng bị dị ứng với thực phẩm đó ở trẻ.

Dễ bị tiêu chảy

Ăn giặm sớm khi hệ tiêu hóa chưa trưởng thành cũng làm gia tăng nguy cơ tiêu chảy nhiễm trùng do tác nhân từ thực phẩm và nguy cơ loạn khuẩn đường ruột.

Ngoài ra, trung bình khoảng sáu tháng trẻ mới có thể được đặt ở tư thế ngồi với đầu giữ vững, trẻ có thể phối hợp mắt, tay và miệng, tức là có thể thấy thức ăn, với lấy thức ăn và có thể tự đưa thức ăn vào miệng, cuối cùng là nuốt thức ăn mà không lè ra khi được đút bột. Bên cạnh đó bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng sẽ chậm khôi phục chu kỳ kinh nguyệt (giúp tránh thai), giúp giảm cân tốt và lấy lại vóc dáng sau sinh.

Một số trẻ cần ăn giặm sớm hơn sáu tháng nhưng cũng không trước bốn tháng. Các trường hợp này gồm trẻ rất chậm tăng cân trong thời gian dài khi bú mẹ và có bổ sung sữa ngoài; trẻ không thể bú mẹ và cũng không thể bổ sung bằng sữa ngoài ví dụ như mẹ phải đi làm, kinh tế khó khăn không có điều kiện mua sữa công thức, bé bị dị ứng với sữa công thức, bé không chịu bú sữa ngoài... Những trẻ ăn giặm sớm cần hạn chế ăn các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao.

ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar