19/09/2017 17:10 GMT+7

Chịu đóng phí tác quyền tivi, các chủ khách sạn đâu có... ngu!

QUỲNH NHƯ
QUỲNH NHƯ

TTO - Tại sao đã trả tiền truyền hình hàng tháng mà vẫn phải trả thêm tác quyền âm nhạc? Đây là vấn đề được rất nhiều người đặt ra. Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu ý kiến của bạn đọc Quỳnh Như.

Chịu đóng phí tác quyền tivi, các chủ khách sạn đâu có... ngu! - Ảnh 1.

Nhiều khách sạn ở Đà Nẵng phản đối việc tái thu tiền tác quyền âm nhạc với mức giá 25.000 đồng/phòng có tivi/năm - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Xung quanh việc muốn thu tiền tác quyền âm nhạc tại các khách sạn có tivi của Trung tâm Bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) những ngày qua có rất nhiều ý kiến phản đối. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ pháp lý, tôi cho rằng họ cũng rất... có lý! 

Không tin, bạn hãy giở hợp đồng truyền hình của nhà bạn ra và đọc thử.

Há miệng mắc quai! 

Cụ thể, một hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình số, của Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTV Cab) khi đề cập đến "Quyền và nghĩa vụ của khách hàng" hợp đồng ghi thế này: "Sử dụng dịch vụ theo đúng quy định của bên B và tuân thủ các quy định của pháp luật. Không được kinh doanh, in sang, sao chép, phát hành, phân phối dưới bất kỳ hình thức nào".

Mời bạn đọc nghe ý kiến của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên

Còn trong hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền của Công ty VTC Dịch vụ truyền hình số (VTC Digital) quy định rõ ràng hơn. Khách hàng "chỉ được sử dụng thiết bị và thuê bao cho mục đích sử dụng cá nhân, tại nhà". 

Kèm theo đó, "không được lấy, một phần hoặc toàn bộ, các thông tin từ các kênh… để phục vụ mục đích kinh doanh, tiếp phát đến các nơi công cộng…".

Tương tự, công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV hay K+) cũng vậy. Khách hàng cũng chỉ được "sử dụng cá nhân, tại nhà". "Không được phục vụ mục đích kinh doanh, tiếp phát đến các nơi công cộng"…

Các nhà cung cấp dịch vụ khác như Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính viễn thông VNPT Technology, Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG)… cũng quy định tương tự trong hợp đồng.

Như vậy, rất rõ ràng là việc trả tiền truyền hình cáp, truyền hình số, truyền hình vệ tinh các loại hàng tháng chỉ có giá trị sử dụng "cá nhân, tại nhà".

Dùng kinh doanh thì sao?

Không chỉ giới hạn quyền của khách hàng trong phạm vi cá nhân, tại nhà. Các nhà cung cấp dịch vụ giữ quyền kiểm tra khách hàng. Trong hợp đồng của VTV Cab có quy định nhà cung cấp "được quyền kiểm tra việc sử dụng dịch vụ liên quan đến quy định hiện hành của Nhà nước. 

Trong trường hợp phát hiện bên A sử dụng dịch vụ vào các hoạt động… kinh doanh bất hợp pháp… thì bên B được đơn phương chấm dứt hợp đồng đã ký…".

Một vấn đề pháp lý được cư dân mạng bàn tán khá gay gắt, là khách sạn không có nghĩa vụ chứng minh không xem ca nhạc. Vấn đề này thực ra hoàn toàn… vô nghĩa với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). 

Thứ nhất, các nhà cung cấp dịch vụ, có liên kết với các đơn vị truyền hình, hoàn toàn có kỹ thuật để truy ra từng thuê bao mở kênh nào, trong bao lâu.

Thứ hai, VCPMC lại hoàn toàn có khả năng chứng minh khách sạn có ti vi, ti vi có mở chương trình truyền hình và trong chương trình có ca nhạc. Lập biên bản về điều này rất dễ, chỉ cần tốn một ít tiền thuê phòng.

Cái lý rằng tôi trả tiền truyền hình cáp hàng tháng, nói ra, lại càng thêm sai, chứ không cứu được các khách sạn khỏi chuyện trả tiền tác quyền âm nhạc.

Xem nhiều, xem ít đều trả đủ… thuê bao

Một khía cạnh nhận nhiều phản ứng là mức thu tiền tác quyền âm nhạc 25.000 đồng/ti vi/năm. Tính ra khoảng 70 đồng/ti vi/ngày.

Trước hết, xét vấn đề ở góc độ dịch vụ truyền hình. Khách hàng trả tiền dịch vụ theo tháng. Dù khách có mở 24/24 hay hư ti vi cả tháng thì vẫn phải trả trọn tiền "thuê bao" tháng.

Số tiền tác quyền âm nhạc 25.000 đồng/ti vi/năm là con số do Trung tâm VCPMC đưa ra. Nghe nhiều, nghe ít, không nghe… đều trả tiền như… thuê bao tháng. 

10 năm "Chinh chiến" thu tiền tác quyền âm nhạc

Đây không phải là lần đầu tiên VCPMC và cá nhân ông Phó Đức Phương bị dư luận "ném đá" trong quá trình hơn mười năm "chinh chiến thu tiền".

Khoảng 10 năm trước, khi Trung tâm này thu tiền tác quyền âm nhạc đối với các quán karaoke, cũng đã nhận búa rìu dư luận. Sau đó, các quán karaoke trả tiền tác quyền!

Kế đến, Trung tâm này thu tiền tác quyền âm nhạc đối với các quán cà phê, nhà hàng hát với nhau… Lại nhận gạch đá. Nhưng rồi cũng thu được tiền!

VCPMC có cái lý của VCPMC. Đây là mức mà họ mong muốn, dựa trên thực tế là người ta vào khách sạn rất ít mở ti vi, không thèm mở ti vi, ghét nghe nhạc…

Còn nếu dư luận bảo rằng nhiều người vào khách sạn bật nhạc để nghe thì có khi VCPMC sẽ ra giá gấp 10 lần!

Các khách sạn có quyền thương lượng, thỏa thuận. Còn thương lượng, thỏa thuận được hay không lại là một "nghệ thuật" trong kinh doanh.

Chưa biết các khách sạn ở Đà Nẵng sẽ có động thái gì về pháp lý để phản đối hiệu quả việc thu tiền của VCPMC.

Nếu mà các khách sạn ở Đà Nẵng phản đối pháp lý thành công, thì "đau" và ê nhất có lẽ là… 400 khách sạn, resort, cao ốc phía Nam, trong đó hơn 200 tại TP.HCM. 

Bởi lẽ họ đã nộp trên 3,5 tỉ đồng tiền tác quyền âm nhạc cho VCPMC riêng trong năm 2016 (theo trang web VCPMC công bố). Những năm trước chưa kể vào!

Dư luận cứ ném đá, mạt sát VCPMC, cho rằng thu tiền là vô lý, lạm thu… Tuy nhiên, theo tôi việc 400 chủ khách sạn phía Nam, trong đó không ít đơn vị 4 sao, 5 sao, có đội ngũ pháp lý, luật sư chuyên nghiệp hậu cần, lẽ nào họ chịu đóng tiền… ngu các năm qua?!

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Là người tiêu dùng, bạn ủng hộ hay phản đối việc thu phí tác quyền âm nhạc như đề xuất của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN? Mời bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: [email protected]; [email protected]. Cảm ơn bạn!

QUỲNH NHƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar