07/08/2013 08:15 GMT+7

Chính trường Thái Lan tăng nhiệt

VIỆT PHƯƠNG
VIỆT PHƯƠNG

TT - Dự luật ân xá một lần nữa khiến chính trường dậy sóng với các cuộc biểu tình của lực lượng đối lập cáo buộc chính phủ muốn xóa tội lỗi cho cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Phóng to
Cảnh sát Thái Lan đứng gác bên ngoài Phủ thủ tướng ở thủ đô Bangkok ngày 5-8 - Ảnh: Reuters

Hôm nay (7-8), dự luật ân xá do hạ nghị sĩ Đảng cầm quyền Puea Thai (PT) Worachai Hema đề xuất được đem ra tranh luận lần đầu tại quốc hội. Theo dự luật này, mọi tội trạng của những người biểu tình liên quan đến các sự kiện chính trị từ sau cuộc đảo chính tháng 9-2006 đến tháng 5-2012 sẽ được xóa bỏ, trừ lãnh đạo biểu tình.

Giới quan sát cho rằng với lợi thế đa số trong hạ viện của PT, dự luật sẽ dễ dàng được thông qua. Tuy nhiên, tương lai của dự luật ân xá có vẻ như rất u ám khi bị phe đối lập và các nhóm chống đối chính phủ cáo buộc là giúp cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra xóa sạch mọi tội lỗi và tạo cơ hội để ông này về nước. Việc đưa dự luật ân xá do PT đề xuất ra thảo luận tại nghị trường từng vấp phải sự phản đối của lực lượng áo vàng hồi năm ngoái khi phong trào này biểu tình bên ngoài quốc hội.

Con đường chông gai

Theo nghị trình, dự thảo luật ân xá sẽ thông qua ba phiên thảo luận tại hạ viện từ tháng 8 đến tháng 10. Vượt ải hạ viện, nếu dự luật tiếp tục được thượng viện thông qua, thủ tướng sẽ trình lên nhà vua để phê chuẩn. Tuy nhiên, trước khi dự luật lên đến nhà vua, các hạ nghị sĩ (ít nhất là 1/10 số hạ nghị sĩ) có thể kiến nghị lên tòa án hiến pháp nếu thấy dự luật có những điểm vi hiến. Ngoài ra, theo ông Sukhumpong Ngonkham - thành viên Ủy ban cải tổ luật, PT không kiểm soát được thượng viện nên dự luật có thể bị thượng viện sửa đổi hoặc bị ách lại cho đến khi quốc hội hiện tại hết nhiệm kỳ.

Dẫu vậy, việc đưa dự luật ra hạ viện đã làm phát sinh cuộc biểu tình của Lực lượng dân chủ nhân dân lật đổ chủ nghĩa Thaksin (PEFOT) hôm 4-8 vừa qua. Cuộc biểu tình của PEFOT đã khiến chính phủ phải áp đặt Luật an ninh nội địa (ISA) ở ba quận của Bangkok từ ngày 1 đến 10-8 và tăng cường an ninh tại khu vực phủ thủ tướng và trụ sở quốc hội. Theo AFP, hơn 1.600 cảnh sát đã được triển khai.

Hôm qua, như Bangkok Post cho biết, PEFOT tiếp tục ra tuyên bố kêu gọi người ủng hộ tăng cường tụ tập tại công viên Lumpini lúc 9g sáng nay (7-8) để chuẩn bị cho mục tiêu “lật đổ chủ nghĩa Thaksin”.

Trong khi đó, Đảng Dân chủ (DP) đối lập đang đe dọa sẽ tổ chức một chiến dịch nhằm hạ bệ chính phủ nếu dự luật được thông qua phiên thảo luận thứ ba tại hạ viện. DP và các nhóm đối lập tin rằng dự luật không chỉ giúp ân xá cho những ai bị giam giữ vì tham gia các cuộc bạo động chính trị mà còn giúp ông Thaksin đường hoàng trở về nước.

Giới ngân hàng lo ngại

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) nói đang theo dõi chặt chẽ tình hình và cho rằng tình trạng căng thẳng chính trị kéo dài sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của đất nước trên cả phương diện kinh tế và đầu tư. Thống đốc BOT Prasarn Trairatvorakul phát biểu: “Tôi thừa nhận tình hình chính trị hiện tại là đáng quan ngại”.

Ông cho biết việc đồng baht mất giá trong những ngày qua một phần do các vấn đề trong nước, đặc biệt là chính trị. The Nation cũng cho biết hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Thái Lan giảm nhẹ. Chủ tịch Công ty chứng khoán Bualuang, ông Pichet Sithi-amnuai, nói các nhà đầu tư đang đợi vài tuần nữa để bảo đảm tình hình chính trị không ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Bí thư thường trực Bộ Thương mại Thái Lan Areepong Bhooncha-oom thì trấn an rằng bất ổn chính trị hiện tại chỉ tác động tức thời đến kinh tế, còn về lâu dài vẫn ổn định. Giới ngân hàng bày tỏ hi vọng biểu tình sẽ chấm dứt sớm vì đất nước cần sự ổn định. Khối tư nhân cũng hi vọng bất ổn sớm chấm dứt để tăng trưởng kinh tế có thể tiếp tục và du lịch, thương mại không bị tác động.

Theo Bangkok Post, Trung tâm dự báo kinh tế và kinh doanh thuộc Trường đại học của Phòng Thương mại Thái Lan hôm qua cảnh báo các cuộc biểu tình chống chính phủ có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP trong năm nay nếu phát sinh bạo lực.

Tâm lý quan ngại trong những ngày qua càng được tiếp sức bởi những tin đồn về đảo chính. Các đồn đoán còn liên kết khả năng đảo chính với việc nhà vua xuất viện sau bốn năm điều trị để về cung điện ở Hua Hin (cách Bangkok hơn 200km). Trên mạng xã hội xuất hiện những lời kêu gọi người dân mau chóng tích trữ thực phẩm và nước uống. Tuy nhiên, như Bangkok Post cho biết, quân đội Thái Lan đã bác bỏ thẳng thừng tin đồn đảo chính.

VIỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar