09/04/2025 19:22 GMT+7

Chính thức chuyển đổi tên Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam - Petrovietnam

Petrovietnam không chỉ là một tập đoàn dầu khí, năng lượng truyền thống, mà là trung tâm của công nghiệp, dịch vụ và trụ cột năng lượng quốc gia.

Chính thức chuyển đổi tên Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam - Petrovietnam - Ảnh 1.

Công bố quyết định của Thủ tướng về việc đổi tên Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam - Ảnh: N.KH

Chiều 9-4, lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được tổ chức với sự tham dự của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Ba trụ cột chiến lược của dầu khí

Theo quyết định của Thủ tướng vừa được ban hành cùng ngày, Petrovietnam không chỉ là một tập đoàn dầu khí, năng lượng truyền thống, mà là trung tâm của công nghiệp, dịch vụ và trụ cột năng lượng quốc gia. Việc chuyển đổi tên gọi nhằm phù hợp với định hướng của Bộ Chính trị, xu hướng chuyển dịch năng lượng và cam kết Net Zero vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Petrovietnam xác định tập trung phát triển trên ba trụ cột chiến lược: năng lượng - công nghiệp - dịch vụ, với năng lượng là trụ cột cốt lõi.

Việc chuyển đổi tên gọi cũng phù hợp với nghị quyết số 41 về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam gắn với các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới như phát triển các dự án điện gió ngoài khơi phục vụ xuất khẩu, các dự án về sản xuất hydrogen, amonia…

Tại lễ công bố quyết định cũng diễn ra lễ ký kết gia hạn hợp đồng chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA giữa Petrovietnam và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas), kể từ khi hợp đồng chia sản phẩm được ký lần đầu vào năm 1989.

Ông Lê Ngọc Sơn - tổng giám đốc Petrovietnam - nhấn mạnh việc ký kết này là dấu mốc quan trọng với Petrovietnam và hợp tác chiến lược lâu dài giữa Việt Nam và Malaysia. Việc gia hạn hợp đồng để tối ưu khai thác tài nguyên, thăm dò và mở rộng tầng vỉa sâu hơn, tận thu tài nguyên; đảm bảo nguồn khí ổn định, an ninh năng lượng dài hạn; tận dụng hạ tầng hiện hữu để khai thác các mỏ lân cận, tối ưu chi phí đầu tư; hướng tới phát triển bền vững…

Đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng

Chính thức chuyển đổi tên Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam - Petrovietnam - Ảnh 3.

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn - Ảnh: N.KH

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn gửi lời chúc mừng Petrovietnam có tên gọi mới, cùng với việc tiếp tục ký kết hợp đồng chia sản phẩm tại Lô PM3 CAA là thể hiện sự trưởng thành lớn của hai tập đoàn, sự trưởng thành trong hợp tác của các bên và là dấu ấn cho chặng đường mới.

Trong đó, việc đổi tên Petrovietnam không chỉ là sự thay đổi tên gọi mà là sự phát triển lớn mạnh không ngừng, xác định định hướng phát triển trong thời gian tới, nâng tầm trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp. Chính phủ Việt Nam tin tưởng tập đoàn đảm nhận trọng trách mới trong thời gian tới sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trong bối cảnh cấp bách chuyển đổi năng lượng, việc hợp tác hai tập đoàn thể hiện sự hợp tác, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao cam kết hai bên khai thác hiệu quả tài nguyên, ứng dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững… và bày tỏ mong muốn tới đây hai nước sẽ cùng xây dựng mạng lưới hệ thống điện xanh sạch.

Dự án dầu khí Lô PM3 CAA trải qua 6 giai đoạn phát triển với lưu lượng khai thác hiện tại đạt khoảng 20.000 thùng dầu và khoảng 200 triệu bộ khối khí mỗi ngày.

Tính đến hết năm 2024, dự án đã khai thác khoảng 250 triệu thùng dầu và 1.600 tỉ bộ khối khí (tương đương 43 tỉ mét khối), trong đó gần 25 tỉ mét khối khí đã được cung cấp cho Việt Nam, góp phần hình thành và phát triển tổ hợp khí - điện - đạm Cà Mau.

Với tổng chi phí đầu tư khoảng 10 tỉ USD, tạo ra doanh thu dầu khí lên đến 24,8 tỉ USD. Việc gia hạn PSC tại Lô PM3 CAA thêm 20 năm, từ 2028 đến 2047 thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục hoạt động khai thác dầu khí.

Hướng tới mục tiêu tối ưu khai thác tài nguyên hiện có, đồng thời mở ra cơ hội thăm dò các tầng sâu hơn, kết nối với các mỏ lân cận và quan trọng hơn cả - ứng dụng công nghệ thu gom và giảm phát thải carbon, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0".

Petrovietnam tiếp tục ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 với nhà thầu Nhật Bản

Việc ký kết hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 để triển khai chính sách khuyến khích đầu tư trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đánh giá về ngành hàng sầu riêng Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng có bảy tồn tại, hạn chế cần phải cấp bách khắc phục và hành động quyết liệt trong thời gian tới, để phát triển bền vững ngành hàng tỉ đô.

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Sau khi nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, giám đốc doanh nghiệp đặt mua bao bì, cho công nhân pha trộn, đóng gói rồi bán phân bón thành phẩm ra thị trường.

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi.

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar