28/02/2021 12:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chính quyền quân sự có quyền sa thải đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Quân đội Myanmar sa thải đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc Kyaw Moe Tun với lý do 'phản bội đất nước' sau phát biểu mới đây của ông. Nhưng liệu họ có quyền sa thải người được chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi ủy nhiệm?

Chính quyền quân sự có quyền sa thải đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc? - Ảnh 1.

Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc Kyaw Moe Tun - Ảnh: REUTERS

Hôm 27-2, đài truyền hình quốc gia Myanmar MRTV thông báo việc chính quyền quân sự sa thải đại sứ Kyaw Moe Tun.

Động thái này phản ánh việc căng thẳng chính biến Myanmar đã lan rộng và có thể sẽ chứng kiến sự can thiệp ở tầm Liên Hiệp Quốc.

Hiện quân đội Myanmar đang lãnh đạo đất nước sau cuộc chính biến hồi đầu tháng 2, trong đó các lãnh đạo dân sự như cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều nhân vật khác của Myanmar bị bắt.

Trao đổi với Hãng tin Reuters hôm 27-2, ông Kyaw Moe Tun khẳng định: "Tôi quyết định chiến đấu cho tới khi còn có thể".

Vấn đề là hiện nay nhiều nước chưa công nhận chính quyền do quân đội Myanmar đứng đầu. Thay vào đó, các nước này cho rằng nhóm lãnh đạo dân sự, nổi bật là bà Aung San Suu Kyi, mới là những nhân vật đứng đầu hợp pháp tại quốc gia Đông Nam Á này.

Điều này làm dấy lên câu hỏi rằng liệu quân đội Myanmar có quyền sa thải một đại sứ tại Liên Hiệp Quốc hay không, khi Liên Hiệp Quốc chưa chính thức công nhận chính quyền quân sự?

Reuters dẫn nguồn quan chức giấu tên tại Liên Hiệp Quốc cho biết cơ quan này chưa nhận được thông báo thay đổi nhân sự nào từ Myanmar, vì vậy ông Kyaw Moe Tun tiếp tục là đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc (ở New York) tính tới thời điểm này.

Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric vừa qua cũng xác nhận không nhận được thông tin về việc thay đổi đại diện của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc ở New York.

Trong khi đó, Christine Schraner Burgener, đặc phái viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres về tình hình Myanmar, hôm 26-2 cảnh báo 193 thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng đừng quốc gia nào nên công nhận hay hợp pháp hóa chính quyền quân sự Myanmar.

Phóng viên của Đài Al Jazeera tại Liên Hiệp Quốc, James Bays, cho biết việc quân đội sa thải đại sứ Myanmar có thể là khởi đầu cho một tiến trình dài tại Liên Hiệp Quốc.

Theo Bays, đặt giả định rằng ông đại sứ muốn ở lại Mỹ và các bên liên quan cho là ông không muốn quay lại Myanmar do lo ngại về khả năng "bị trả đũa".

"Nếu ông ấy ở lại và vẫn là đại diện hợp pháp của một chính quyền thực sự ở Myanmar (chính quyền dân sự - PV), nơi các lãnh đạo đang bị giam giữ, thì mọi thứ sẽ bị đưa vào một tiến trình phức tạp tại Ủy ban chứng nhận của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, với 9 thành viên", phóng viên của Al Jazeera phân tích.

Ủy ban chứng nhận (credentials committee) là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra tư cách của những đại sứ được quốc gia ủy nhiệm đại diện tại Liên Hiệp Quốc. Ủy ban chứng nhận được bổ nhiệm vào thời điểm khởi đầu mỗi phiên họp thường kỳ của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, bao gồm 9 thành viên.

Hiện nay trong số 9 thành viên này có Nga, Mỹ và Trung Quốc. Theo Al Jazeera, ba nước này cùng các thành viên còn lại của Ủy ban chứng nhận sẽ quyết định phương án xử lý trong trường hợp của đại sứ Myanmar.

Trước đây Liên Hiệp Quốc từng xử lý vụ việc tương tự vào tháng 9-2011. Khi đó Đại hội đồng phê chuẩn một yêu cầu của Libya về việc bổ nhiệm đặc sứ cho chính quyền lâm thời của họ.

Quyết định phê chuẩn của Đại hội đồng chỉ được đưa ra sau khi Mỹ, Nga, Trung Quốc, và các nước châu Âu đều đã công nhận chính quyền mới của Libya.

Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố tiếp tục chiến đấu sau khi bị sa thải

TTO - Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Kyaw Moe Tun ngày 27-2 thề sẽ tiếp tục chiến đấu sau khi bị sa thải, đồng thời hứa sử dụng “mọi phương tiện có thể” để đảo ngược việc quân đội đảo chính giành quyền lực hôm 1-2.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trong sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia - nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar