30/09/2015 14:24 GMT+7

Chính quyền là công ty để bị ràng buộc phục vụ tốt hơn

PHẠM DUY NGHĨA
PHẠM DUY NGHĨA

TTO - "Xã hội đã cởi mở và thay đổi nhanh chóng, người dân hiểu và từng bước đòi thêm quyền của mình, ước ao tìm cách buộc chính quyền phải phục vụ mình".

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa: “P. Nguyễn Thái Bình (Q.1) bố trí nơi tiếp công dân như lễ tân của công ty, cá nhân tôi và nhiều người dân rất hài lòng” - Ảnh: T.T.D.

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa - trưởng khoa luật ĐH Kinh tế TP.HCM nói như vậy với Tuổi Trẻ khi bàn về việc “Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền TP.HCM”.

Khi đặt vấn đề , nội dung này lập tức gây ra nhiều tranh luận trái chiều.

Những tranh luận này là hiển nhiên. Bởi  vì, dân ta quen chính quyền là uy nghiêm, là cai trị, cai quản, là phụ mẫu, chăm lo, chăm sóc nhân dân như bề trên đối với kẻ dưới.

Ngày xưa các cụ quen “lạy quan lớn”. Ngày nay tuy không còn quan lớn nữa, chỉ còn công bộc phục vụ nhân dân, song chúng ta vẫn thường xuyên báo cáo, xin chỉ đạo, nhờ ơn chỉ dẫn từ trên xuống để biết cách làm. Cái bóng của ngày xưa vẫn trùm lên mỗi ứng xử trong chúng ta.

Chỉ có điều thời đại đang thay đổi. Cứ 9 người dân Việt Nam thì có tới 4 người biết dùng điện thoại thông minh, dùng Internet, kết nối với đủ loại mạng xã hội để tìm loại tin tức mà mình ưa thích.

Xã hội đã cởi mở và thay đổi nhanh chóng, người dân hiểu và từng bước đòi thêm quyền của mình. Thần dân đang trở thành công dân, ước ao tìm cách buộc chính quyền phải phục vụ mình. Đó là một sức ép xã hội có thực và ngày càng lớn mạnh.

Dưới sức ép đó, chính quyền cũng đang thay đổi thật nhanh, học thị trường thật nhanh để tổ chức nền hành chính gọn hơn, hiệu quả hơn, với nguồn lực có hạn phục vụ người dân của mình được tốt hơn.

ISO, một cửa liên thông, khoán chi hành chính, đánh giá cán bộ dựa trên sự hài lòng của người dân, tuy chưa phải ở đâu cải cách hành chính cũng được làm tốt, song xã hội thay đổi quá nhanh đang thực sự ép chính quyền phải thay đổi cho phù hợp.

Nếu công ty non trẻ Facebook vừa mới thành lập dạo nào nay đã có thể phục vụ hàng tỷ khách hàng, tại sao một chính quyền thành phố không thể học được các công ty để tổ chức nền hành chính của mình phục vụ các yêu cầu của người dân một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Học các công ty để lắng nghe và phục vụ khách hàng, nếu chính quyền làm được như thế thì tốt quá. Hiển nhiên, phải có sức ép, phải có cạnh tranh, phải có cổ đông, phải có những người quản trị chịu trách nhiệm trước cổ đông và phải có trách nhiệm giải trình.

Đạt được mơ ước ấy, người dân phải có quyền làm chủ, phải có quyền tham gia và có tiếng nói trong quản trị chính quyền địa phương, chính quyền thành phố.

Hơn nữa, không chỉ chính quyền, các công ty cũng tham gia làm những việc của dân, do dân và vì dân. Nếu đất nước này bị các công ty nước ngoài thao túng, chúng ta trở thành đầy tớ ngay trên ngôi nhà của chính mình.

Không chỉ vì lợi nhuận, công ty của người Việt Nam tạo ra việc làm và của cải cho người thợ và cổ đông Việt Nam, làm cho cuộc sống của người dân thêm thoải mái tự do. Công ty cũng phải có trách nhiệm và sứ mạng trước xã hội. Dân ta xưa coi thường thương mại, xem thường người buôn, coi công ty chỉ là vì tiền, cũng bởi thế mà dân ta lạc hậu, dân ta nghèo.

Hiển nhiên, mọi sự so sánh chỉ là tương đối. Ở nước ta chỉ có cơ quan chính quyền mới có dấu quốc huy, công quyền là quyền lực công cộng, và chỉ có công quyền mới được phép làm những việc nhân danh quyền lực công cộng. Ở khía cạnh đó, chính quyền khác hẳn với các công ty.

Tạo ra luật lệ, thiết lập trật tự công, tất cả chức năng ấy duy nhất thuộc về chính quyền. Song chỉ xin lưu ý, không chỉ để ràng buộc người dân, luật lệ làm ra cũng phải ràng buộc chính quyền.

Chí ít trong cung cấp các dịch vụ công, chính quyền cần bị ràng buộc phải phục vụ người dân tựa như các công ty phục vụ khách hàng của mình.

PHẠM DUY NGHĨA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thống nhất đầu tư cao tốc Mộc Châu - TP Sơn La hơn 22.200 tỉ đồng

Bộ Xây dựng thống nhất cần thiết đầu tư dự án đường cao tốc Mộc Châu - TP Sơn La dài 105km, tổng mức đầu tư dự kiến 22.262 tỉ đồng.

Thống nhất đầu tư cao tốc Mộc Châu - TP Sơn La hơn 22.200 tỉ đồng

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Người đàn ông cởi trần đứng giữa đường sắt có chắn, tàu hỏa Bắc - Nam tông thiệt mạng

Vụ tai nạn xảy ra chiều 8-7 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua xã Suối Kiết, tỉnh Lâm Đồng khiến người đàn ông chết tại chỗ.

Người đàn ông cởi trần đứng giữa đường sắt có chắn, tàu hỏa Bắc - Nam tông thiệt mạng

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Người dân thành phố Đà Nẵng đăng ký biển số xe mới khi bấm ngẫu nhiên có thể được cấp biển 43 hoặc 92.

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Truy tìm tài xế bỏ trốn trong vụ tai nạn chết người ở Đắk Lắk

Cơ quan công an đang tìm kiếm tài xế và xe gây chết người tại quốc lộ 1 đoạn qua khu vực Gành Đỏ, phường Xuân Đài, Đắk Lắk (trước là phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, Phú Yên).

Truy tìm tài xế bỏ trốn trong vụ tai nạn chết người ở Đắk Lắk

21 thành viên Chính phủ có ý kiến về dự án chống ngập 10.000 tỉ tại TP.HCM

21 thành viên Chính phủ đã có ý kiến dự thảo nghị quyết tháo gỡ khó khăn dự án 10.000 tỉ và dự án kết nối đường Phạm Văn Đồng - quốc lộ 1.

21 thành viên Chính phủ có ý kiến về dự án chống ngập 10.000 tỉ tại TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar