27/07/2019 08:04 GMT+7

Chính quyền Duterte bị chỉ trích 'thỏa hiệp', nhưng Trung Quốc ca ngợi 'biết gác lại tranh chấp'

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Chính quyền Duterte sở hữu hai điều kiện tốt để tiếp tục chống lại các yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Nhưng họ đã không làm thế và từ bỏ vai trò được xem là tiên phong trong ASEAN.

Chính quyền Duterte bị chỉ trích thỏa hiệp, nhưng Trung Quốc ca ngợi biết gác lại tranh chấp  - Ảnh 1.

Tàu cá FB Gimver 1 của Philippines được đưa vào bờ sau khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở bãi Cỏ Rong thuộc Biển Đông vào tháng 6-2019 - Ảnh: AFP

Hội thảo Biển Đông lần 9 của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) do Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS tổ chức ngày 25-7 tại Washington (Mỹ).

Tại hội thảo, một câu hỏi được đặt ra: liệu 4 nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông gồm Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines đã bao giờ cùng ngồi lại một cách nghiêm túc để hóa giải những bất đồng về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông hay chưa?

"Cách đây 4 hoặc 5 năm từng có ý tưởng tổ chức một hội nghị như vậy. Nhưng Brunei đã rút lui. Đó là nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung gần đây nhất của các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông" - chuyên gia Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak của Singapore đặt vấn đề.

Trung Quốc cản Mỹ vào Biển Đông

Trong số 4 nước vừa kể trên, Philippines là quốc gia duy nhất có hiệp ước đồng minh với Mỹ. Manila sở hữu hai điều kiện tốt để tiếp tục chống lại các yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh. Nhưng họ đã không làm thế và từ bỏ vai trò được xem là tiên phong trong ASEAN.

Không ít sự chỉ trích từ cả trong và ngoài Philippines đã nhắm vào chính quyền Duterte vì thái độ thỏa hiệp với Trung Quốc. Cần nhấn mạnh đó là sự thỏa hiệp bởi hai bên đang cho đi và nhận lại những thứ họ muốn.

Xuất hiện trong hội thảo Biển Đông của CSIS, Lưu Hiểu Ba - cựu đại úy hải quân Trung Quốc và hiện là nghiên cứu viên cấp cao của Viện nghiên cứu quốc gia Nam Hải của Trung Quốc - cảnh báo nếu Mỹ tiếp tục triển khai các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông, điều này sẽ chỉ kích động Bắc Kinh đưa thêm vũ khí ra các thực thể nhân tạo bị nước này chiếm đóng trái phép.

Luận đề này đã được Trung Quốc tích cực phổ biến trong thời gian qua nhằm mục đích tạo ra tâm lý chống Mỹ, ngăn cản Washington can dự vào khu vực và biến Biển Đông thành chuyện riêng giữa Bắc Kinh với một khối ASEAN đang có nhiều lợi ích khác biệt.

Trong một bài xã luận ngày 24-7, Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã ca ngợi chính quyền Duterte, nhấn mạnh đây là "hình mẫu" cho khu vực.

"Tại sao Duterte vẫn kiên trì hành động theo cách hòa bình, hợp tác và kiềm chế ở Biển Đông bất chấp những chỉ trích trong nước và sự xúi giục của Mỹ? Bởi vì Duterte hiểu rằng gác lại tranh chấp và tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc đem lại nhiều lợi ích cho Philippines" - tờ báo chính thức của chính quyền Bắc Kinh lập luận.

Thời Báo Hoàn Cầu đã chọn đúng điểm rơi của bài viết trong bối cảnh Manila liên tục đưa ra các tuyên bố sốc về Biển Đông, bao gồm cả việc nói "Trung Quốc đã kiểm soát Biển Đông" dù sau đó đã điều chỉnh một chút bằng việc khẳng định Manila không công nhận tính hợp pháp của các yêu sách đó.

ASEAN cần xây dựng lòng tin

Ông Gregory Poling - giám đốc AMTI - đưa ra nhận định tại hội thảo: để chính quyền Duterte thay đổi quan điểm về Biển Đông, cần có những vụ việc gây chấn động và thức tỉnh, "chẳng hạn 22 ngư dân Philippines bị tàu Trung Quốc đâm ở bãi Cỏ Rong mất mạng trên biển" (thực tế trong sự kiện đó, các ngư dân Philippines đã được tàu cá Việt Nam cứu giúp và chính quyền Manila đã không ít lần lên tiếng cảm ơn chính thức).

Theo chuyên gia Prashanth Parameswaran từ tạp chí The Diplomat, việc xây dựng lòng tin giữa các nước có tranh chấp trên Biển Đông là điều rất quan trọng và xây dựng lòng tin không chỉ trong vấn đề Biển Đông mà trong nhiều vấn đề khác trong khu vực.

Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại về cách tiếp cận hai mặt hiện nay là vừa xây dựng lòng tin vừa làm xói mòn lòng tin, trong đó một mặt tuyên bố mong muốn tạo dựng môi trường ổn định, nhưng mặt khác lại tiến hành các hành động đơn phương gây bất ổn trong khu vực. Ông nhấn mạnh điều này lặp đi lặp lại trong vấn đề Biển Đông.

TTO - Ông Rodrigo Duterte kêu gọi Washington gửi tàu chiến đến bảo vệ Philippines trước sự gây hấn của Trung Quốc theo hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh cho phép người nước ngoài gia nhập quân đội.

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar