17/11/2017 10:59 GMT+7

'Chính phủ nói không với việc xin tăng trần nợ công'

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời dứt dạt trước Quốc hội như vậy. Hi vọng sau phần trả lời này, những gì đã xấu thì không xấu thêm nữa.

Chính phủ nói không với việc xin tăng trần nợ công - Ảnh 1.

Cũng vào tháng 11 cách đây đúng 7 năm, chuyện về một tập đoàn kinh tế nhà nước mang tên Vinashin, nợ đầm đìa, bên bờ vực phá sản, đã đi vào các phiên thảo luận của Quốc hội và khiến nghị trường căng thẳng, nóng bỏng.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - khi ấy đương chức phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng - đã kiến nghị Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời để điều tra vụ việc. Ông nghị Thuyết nổi tiếng cương trực đã gọi kiểu làm ăn của Vinashin là "phá của, bốc trời".

Ủy ban lâm thời đã không được thành lập, và mặc dù có ý kiến đại biểu Quốc hội khác phản đối ông Thuyết với ngôn từ mạnh bạo "đừng vì Vinashin mà làm phức tạp tình hình", nhưng cho đến thời điểm này (sau nhiều năm Vinashin đã được tái cơ cấu) Nhà nước vẫn cần thêm chục năm nữa để giải quyết món nợ từ "đứa con đẻ" của mình để lại. 

Hồi đầu năm 2017, theo thông báo của cơ quan chức năng Bộ Tài chính, dự kiến dự phòng ngân sách nhà nước phải ứng trả thay cho Vinashin trong 10 năm tới đây lên đến 63.200 tỉ đồng. 

Vào thời điểm đại biểu Thuyết đưa vấn đề ra Quốc hội, Vinashin đang gánh khoản nợ (chưa tính lãi) lên đến 86.000 tỉ, trong đó có món 600 triệu USD vay lại trái phiếu quốc tế của Chính phủ.

Tại phiên chất vấn của Quốc hội hôm qua (16-11), khi giơ bảng sử dụng quyền tranh luận với Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng về nợ công, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn cho rằng vấn đề vay nợ xấu hay không xấu không phải nằm ở các tỉ lệ, con số. 

"Con số chỉ là cái vỏ bên ngoài, linh hồn là hiệu quả đầu tư ra sao, bởi vì nợ công không xấu nhưng đầu tư công không hiệu quả thì vô cùng xấu, vì chúng ta thiệt hại kép. Thiệt hại thứ nhất là áp lực để trả nợ tiền gốc và tiền lãi. Bên cạnh đó, phải trả bù lỗ cho các dự án đầu tư không hiệu quả"

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn

Lại nhớ các kỳ họp trước, có đại biểu Quốc hội chất vấn rằng "sau Vinashin, Vinalines là những Vina nào nữa?". Con số các dự án đầu tư thua lỗ, thất thoát vốn nhà nước không chỉ là 12 mà liên tục tăng lên trong thời gian qua: trên 40, rồi trên 70…

Áp lực nợ nần không chỉ đến từ các dự án, các doanh nghiệp như trên, nó còn đến từ "một nguyên nhân mà hai bộ trưởng chưa đề cập đến, đó là phân bổ vốn và giải ngân chậm, rất chậm cho một số dự án trọng điểm như tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên và dự án cải tạo môi trường nước tại TP.HCM" được đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) nêu lên. 

Còn không ít dự án trong tình trạng tiền vay về rồi, bắt đầu tính lãi vay rồi nhưng chưa giải ngân được.

Đã thế, không biết "thương" ngân khố quốc gia, không ít địa phương nghèo vẫn đề xuất trung ương hỗ trợ để thực hiện các dự án xây dựng tượng đài, quảng trường chưa thực sự cấp thiết. 

Ví như một tỉnh miền Tây Bắc muốn có 1.400 tỉ đồng để xây dựng cụm tượng đài và quảng trường từng gây xôn xao dư luận. Rồi cách đây vài ngày một tỉnh vùng Tây Nguyên lại muốn "đề xuất Chính phủ hỗ trợ 900 tỉ đồng để xây dựng quảng trường".

"Chính phủ và Thủ tướng đã tính toán rất kỹ và thấy rằng trần nợ công chỉ là một yếu tố, quan trọng là khả năng trả nợ. Tổng trả nợ của chúng ta, kể cả trả nợ trực tiếp từ ngân sách và phần vay để đảo nợ đã quá 25% so với tổng thu ngân sách hằng năm. Vì vậy, Chính phủ nói không với việc xin tăng trần nợ công" - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời dứt dạt trước Quốc hội.

Hi vọng sau phần trả lời này, những gì đã xấu thì không xấu thêm nữa.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar