05/12/2020 20:21 GMT+7

Chính phủ Nhật hỗ trợ thêm 15 doanh nghiệp mở rộng sản xuất tại Việt Nam

N.BÌNH thực hiện
N.BÌNH thực hiện

TTO - Thêm 15 công ty Nhật Bản vừa được Chính phủ nước này quyết định hỗ trợ để tăng cường hoạt động sản xuất tại Việt Nam, trong đó có cả những tập đoàn lớn, thương hiệu nổi tiếng. Các doanh nghiệp này muốn triển khai chính sách "Việt Nam +1".

Chính phủ Nhật hỗ trợ thêm 15 doanh nghiệp mở rộng sản xuất tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Hirai Shinji - trưởng đại diện văn phòng JETRO tại TP.HCM - với kết quả khảo sát của tổ chức này - Ảnh: N.BÌNH

Văn phòng Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM vừa công bố danh sách 30 doanh nghiệp được Chính phủ nước này hỗ trợ nhằm tăng cường sản xuất ở khu vực Đông Nam Á trong đợt thứ hai của chương trình hỗ trợ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng do COVID-19. 

Đáng chú ý, 15 trong tổng số 30 doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí lần này chọn Việt Nam là điểm đến. Đây là những doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, có nhà máy ở các nước Đông Nam Á, đủ điều kiện để nhận hỗ trợ chuyển dịch, mở rộng nhà máy.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hirai Shinji, trưởng đại diện văn phòng JETRO tại TP.HCM, cho biết sau hai lần xét chọn Việt Nam tiếp tục là điểm đến được doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên lựa chọn trong kế hoạch đa dạng chuỗi cung ứng sang ASEAN. 

Ông Hirai Shinji nói: Với 30 dự án nhận hỗ trợ của chính phủ trong kế hoạch đa dạng chuỗi cung ứng sang ASEAN của nước này đã đưa số dự án đạt tiêu chuẩn sau 2 đợt xét duyệt lên 60 dự án.

Đáng chú ý, một nửa công ty trong số này đăng ký mở rộng sản xuất hoặc có dự án đầu tư mới ở Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên được công bố vào tháng 7 vừa qua, cũng có 15 trong số 30 công ty Nhật Bản đã chọn Việt Nam. Đây là tin vui cho thấy doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp tục đánh giá cao triển vọng đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Trong lần xét tuyển lần thứ 2, JETRO nhận được 155 doanh nghiệp đăng ký tham gia. Trong 30 dự án được tuyển chọn, thì riêng thị trường Việt Nam đã có 15 doanh nghiệp, xếp thứ 2 là Thái Lan 6 dự án, Indonesia 5 dự án, Phillipines 2 còn lại là Malaysia, Myanmar và Campuchia… 

Các doanh nghiệp này sẽ nhận số tiền trợ cấp dao động 100 triệu đến 5 tỉ yen, bù đắp một phần chi phí cần thiết để mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị cho việc mở rộng sản xuất. 

Có sự khác biệt nào trong danh sách 15 dự án của doanh nghiệp Nhật đầu tư ở Việt Nam được phê duyệt so với lần thứ 1?

Tất cả 15 doanh nghiệp Nhật Bản được chính phủ phê duyệt trợ cấp vốn đầu tư đều là những nghiệp đang có hoạt động sản xuất ở thị trường Việt Nam nhiều năm nay và có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất ở Việt Nam.

Trong đợt xét chọn thứ hai, các doanh nghiệp Nhật Bản được hỗ trợ chủ yếu là các nhà sản xuất trong lĩnh vực thiết bị y tế, đồ bảo hộ y tế và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phụ tùng ôtô... Đây là những mặt hàng mà Nhật Bản đang có nhu cầu lớn, yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật sản xuất cao, họ muốn tận dụng kỹ năng tay nghề lao động Việt Nam. 

Theo ông, yếu tố nào ở thị trường Việt Nam tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản?  

Trong số các nước ASEAN, Việt Nam tiếp tục là quốc gia áp đảo, được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn và có dự án xét duyệt cho thấy mối quan tâm của doanh nghiệp Nhật với thị trường hơn 100 triệu dân.

Có thể nói, Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho vốn Nhật với quy mô thị trường lớn gần 100 triệu dân, nền kinh tế phát triển và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh sau khi hồi phục nếu dịch COVID-19 đi qua. Ngay trong năm 2020, Việt Nam cũng là quốc gia hiếm hoi ở ASEAN có nền kinh tế tăng trưởng dương.

Tuần rồi, tôi cùng các doanh nghiệp Nhật có gặp gỡ một số địa phương để xúc tiến các thủ tục mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Ngay trong dịch, các hoạt động xây dựng nhà máy mới của doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam vẫn diễn ra. Hay những doanh nghiệp không thể vào Việt Nam lúc này vì dịch cũng đã thông qua kênh trực tuyến mong muốn JETRO Việt Nam gửi các thông tin về thị trường ở đây. Sự quan tâm của vốn Nhật với thị trường này rất lớn. 

Doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam với chính sách "Việt Nam +1".

Nếu như chính sách "Trung Quốc +1" có nghĩa ngoài một nhà máy có sẵn ở Trung Quốc, doanh nghiệp Nhật sẽ chọn một quốc gia khác để đầu tư, giảm thiểu rủi ro.

Thì, với chính sách "Vietnam +1", các doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư mở rộng sang một tỉnh, thành khác bên cạnh cơ sở hiện tại. Chẳng hạn, ngoài nhà máy ở TP.HCM, doanh nghiệp Nhật đang tìm những địa phương lân cận như Vĩnh Long, Bình Dương, Đồng Nai... để mở thêm nhà máy.

N.BÌNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Các doanh nghiệp đứng sau đường dây đa cấp với hơn 107.000 người Việt tham gia vừa bị “đánh sập” bất ngờ giảm vốn từ hàng chục tỉ đồng xuống chỉ còn vài trăm triệu.

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar