12/10/2023 15:39 GMT+7

Chính phủ nêu lý do khiến gói hỗ trợ lãi suất 2% bị tắc

Chính phủ nêu rõ nhiều nguyên nhân dẫn đến gói hỗ trợ lãi suất 2% bị tắc, chậm, vướng mắc, trong đó có tâm lý e ngại công tác thanh tra, kiểm tra.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 12-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Có tâm lý e ngại công tác thanh tra, kiểm tra

Báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày nêu rõ nghị quyết 43 quy định hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40.000 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua.

Tuy nhiên đến cuối tháng 7-2023, số tiền hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đạt khoảng 681 tỉ đồng, tương đương 1,7% nguồn lực bố trí để thực hiện chính sách (40.000 tỉ đồng), trong đó riêng 7 tháng năm 2023 đạt khoảng 547 tỉ đồng.

Theo Chính phủ, chính sách có kết quả triển khai thấp, dự kiến đến hết năm 2023 sẽ chỉ giải ngân được khoảng 1.408 tỉ đồng, còn khoảng 38.592 tỉ đồng không sử dụng hết.

Chính phủ chỉ rõ 6 nguyên nhân dẫn đến kết quả chậm.

Trong đó, có nguyên nhân là khách hàng đủ điều kiện nhưng lựa chọn không thụ hưởng chính sách, chủ yếu do tâm lý e ngại công tác thanh tra, kiểm tra (đặc biệt là doanh nghiệp), cân nhắc giữa lợi ích từ việc được hỗ trợ lãi suất và chi phí phát sinh nếu nhận hỗ trợ lãi suất (phải theo dõi hồ sơ, chứng từ, tuân thủ các thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Đồng thời, khách hàng có tâm lý lo ngại trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định phải thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất do số tiền này đã được hạch toán vào lợi nhuận doanh nghiệp và chia cổ tức cho cổ đông.

Cùng với đó là khó khăn trong việc xác định đối tượng khách hàng thuộc diện "có khả năng phục hồi" theo quy định tại nghị quyết 43.

Khách hàng mặc dù có khả năng trả nợ, nhưng cũng không thể khẳng định có khả năng phục hồi (thường thể hiện thông qua các tiêu chí định lượng như doanh thu/sản lượng/lợi nhuận tăng hoặc các tiêu chí định tính như diễn biến, chiều hướng kinh doanh).

Trường hợp khách hàng được hỗ trợ lãi suất, nhưng tình hình sản xuất - kinh doanh suy giảm, ảnh hưởng đến các tiêu chí nêu trên làm cho ngân hàng thương mại và khách hàng e ngại bị các cơ quan thanh tra, kiểm tra đánh giá trục lợi chính sách.

Ngoài ra, một số khách hàng có doanh thu/lợi nhuận trong giai đoạn dịch bệnh cao hơn hiện tại nên khó để đánh giá việc đáp ứng tiêu chí "phục hồi".

Trong thời gian đầu triển khai (năm 2022), tình hình kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh của các đối tượng ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất nói riêng có nhiều chuyển biến so với thời điểm ban hành nghị quyết...

Nhiều doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường sau dịch COVID-19 dẫn đến nhu cầu được hỗ trợ có thể thay đổi so với thời điểm ban hành chính sách...

Cùng với đó, nhiều hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vay vốn tại các ngân hàng thương mại, tuy nhiên không đăng ký hộ kinh doanh nên không thuộc đối tượng hỗ trợ...

Từ thực tế này, Chính phủ kiến nghị cho phép tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh...

Cần thực hiện theo đúng quy định tại nghị quyết 43

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Kinh tế dẫn số liệu nghiên cứu cho thấy đa số các doanh nghiệp cho biết điều kiện cho vay khó khăn là trở ngại lớn nhất khi thực hiện thủ tục tiếp cận khoản vay theo gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Theo cơ quan thẩm tra tại nghị quyết 43, Quốc hội đã quy định thời hạn thực hiện các chính sách của chương trình đến hết 31-12-2023, do đó đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách nêu trên theo đúng quy định tại nghị quyết 43.

Khi kết thúc thời gian giải ngân của chương trình thì hủy dự toán, kế hoạch vốn theo đúng quy định tại nghị quyết và Luật Ngân sách nhà nước.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng bày tỏ đồng tình với ý kiến của Ủy ban Kinh tế. Ông cũng dẫn lại việc đi tiếp xúc cử tri, nhiều doanh nghiệp cũng nói thật về khó khăn liên quan vấn đề thủ tục, điều kiện vay.

'Giá điện thấp có mặt tốt', nhưng cứ bù giá thì 'nợ xấu và phá sản của EVN là hiện hữu'

Các vấn đề liên quan đến phát triển thị trường điện cạnh tranh, giá điện theo thị trường được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra tại phiên họp sáng 12-10.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Liên quan hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất sản phẩm này.

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Giá chào bán nhà ở Anh đạt mức đỉnh mới

Đây là năm thứ năm liên tiếp giá chào bán đạt mức kỷ lục vào tháng 5, thời điểm thị trường bất động sản Anh đạt mức sôi động nhất.

Giá chào bán nhà ở Anh đạt mức đỉnh mới

Giá cà phê bật tăng trở lại sau nhiều phiên giảm

Sau nhiều phiên giảm, giá cà phê trong nước và thế giới bật tăng trở lại, đặc biệt cà phê Robusta giao dịch trên sàn tăng khá mạnh so với thường thấy.

Giá cà phê bật tăng trở lại sau nhiều phiên giảm

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc đã đến tham quan Cảng quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An).

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Nhiều người thắc mắc vì sao không thấy tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông góp vốn sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt trên dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Ngày 20-5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với Nguyễn Văn Khánh, 29 tuổi, trú Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar