27/03/2020 20:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chính phủ cho phép xuất khẩu 3 triệu tấn gạo thì vẫn ổn

HOÀNG TRÍ DŨNG thực hiện
HOÀNG TRÍ DŨNG thực hiện

TTO - GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam - nêu đề xuất như trên trong trả lời phóng viên Tuổi Trẻ Online tối 27-3 xung quanh việc Chính phủ dừng xuất khẩu gạo.

Chính phủ cho phép xuất khẩu 3 triệu tấn gạo thì vẫn ổn - Ảnh 1.

GS Võ Tòng Xuân - Ảnh: CHÍ QUỐC

* Thưa GS, ngày 26-3, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã chính thức kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại vì lượng gạo tồn kho của doanh nghiệp và gạo trong dân lớn. GS bình luận thế nào về đề xuất này?

- Tôi rất ủng hộ vì đây là đề xuất rất hợp thời và hợp lý cho cả doanh nghiệp và nông dân. Không thể đột ngột dừng xuất khẩu gạo khi gạo Việt Nam đang được giá trên thị trường quốc tế; lúa gạo còn nhiều trong kho doanh nghiệp và hiện nay bà con nông dân ĐBSCL đang thu hoạch rộ.

* Dù VFA đề xuất như vậy nhưng nhiều lo ngại vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và hạn hán ở ĐBSCL nên cần cân nhắc việc tiếp tục cho xuất khẩu gạo. Ý kiến GS ra sao?

- Tôi nghĩ chúng ta không lo thiếu gạo vì lượng lúa gạo vừa thu hoạch trong vụ đông xuân 2019-2020, sau khi đã dành cho an ninh lương thực rồi vẫn dư thừa ít nhất 3 triệu tấn. Cần cho xuất khẩu gạo lúc này vì gạo Việt Nam đang được mua giá cao do Thái Lan mất mùa lúa, Trung Quốc đã bán hết kho dự trữ vì gạo quá cũ, giá rẻ hơn nên năm ngoái gạo Việt Nam điêu đứng; một số quốc gia như: Philippines, Indonesia, Malaysia… đều đang thiếu gạo vì ảnh hưởng dịch COVID-19…

Nếu Việt Nam chậm ký hợp đồng giành khách hàng thì Thái Lan sẽ ký trước chúng ta. Tôi e rằng không còn cơ hội cho gạo Việt Nam khi chúng ta đến sau.

Chính phủ cho phép xuất khẩu 3 triệu tấn gạo thì vẫn ổn - Ảnh 2.

Thu hoạch lúa đông xuân năm 2020 tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Thưa GS, nhiều chuyên gia cho rằng gạo Việt Nam đang có giá, nếu không cho xuất thì doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ khốn đốn, gạo tồn đọng nhiều, vụ tới nông dân sẽ gặp khó vì doanh nghiệp sẽ hạn chế thu mua?

- Đúng như vậy, đây là kịch bản có thể sẽ xảy ra. Việt Nam từng đã có nhiều bài học đắt giá cho việc điều hành xuất khẩu gạo. Nếu dừng xuất khẩu gạo lúc này, tôi nghĩ sẽ lặp lại sự cố thất bại thê thảm trong điều hành xuất khẩu gạo năm 2008, khi ấy gạo Việt Nam đang có giá thì Chính phủ buộc dừng xuất khẩu, chờ giá lên nhưng sau đó giá gạo tuột thê thảm, doanh nghiệp thiệt hại lớn. 

Và lần này điều hành không khéo Nhà nước lại phải tiếp tục bỏ tiền mua lúa giải cứu cho nông dân để dân có tiền trả nợ phân, thuốc.

* Nhiều ý kiến cũng cho rằng Chính phủ nên cho xuất khẩu gạo trở lại nhưng có kiểm soát (nghĩa là chỉ cho xuất những hợp đồng đã ký trước đây, không cho xuất khẩu đối với các hợp đồng mới)?

- Tôi đề xuất Thủ tướng Chính phủ cứ cho doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu gạo, khi kiểm tra còn gạo sau khi trừ 1,5 triệu tấn dành cho an ninh lương thực. Tổng lượng gạo thu hoạch vụ này được khoảng 5,5 triệu tấn.

Chừa chừng 1,5 triệu tấn cho an ninh lương thực, trừ 0,9 triệu tấn đã xuất còn tồn 3,1 triệu tấn là xuất được. Thủ tướng nên yêu cầu hải quan tổng hợp lại số lượng gạo xuất mới, đến khoảng 3 triệu là dừng không cho xuất nữa là vừa. Vì khoảng 2,5 - 3 tháng nữa bà con nông dân lại thu hoạch lúa vụ hè thu.

Chính phủ cho phép xuất khẩu 3 triệu tấn gạo thì vẫn ổn - Ảnh 3.

Người dân huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) thu hoạch lúa đông xuân những ngày cuối tháng 3-2020 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Chính phủ lo lắng cân nhắc yếu tố đảm bảo an ninh lương thực do dịch bệnh COVID-19 là đúng, chúng ta hoàn toàn yên tâm dù có ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng không lo thiếu gạo đâu. 

Tôi nghĩ dịch bệnh có ảnh hưởng nhưng lượng gạo cho dân dùng vẫn như thế, không tăng, chỉ lo ngại là dịch bệnh mà Nhà nước lại không ngăn được nạn đầu cơ tích trữ trục lợi.

Tôi mong Thủ tướng không để lặp lại khuyết điểm trong điều hành xuất khẩu gạo năm 2008, mất cơ hội cho gạo Việt Nam mà rất nhiều năm sau mới giành lại được. 

Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiến nghị Chính phủ cho xuất khẩu gạo lại

TTO - Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng nguồn cung trong nước và tại kho các doanh nghiệp khá dồi dào, đủ để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, đề nghị Bộ Công thương sớm báo cáo với Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại.

HOÀNG TRÍ DŨNG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

"Nếu chỉ sử dụng hình thức thanh tra kế hoạch mỗi năm một lần sẽ rất khó đạt hiệu quả của hoạt động thanh tra".

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Một số tin tức đáng chú ý: Đề xuất tăng nặng xử phạt vi phạm về chứng khoán; Hãng sữa Kun chi hàng trăm tỉ thâu tóm gần 35% cổ phần một công ty khác; Công bố thông tin sai lệch, Tập đoàn Đua Fat bị phạt nặng...

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar