20/04/2016 09:14 GMT+7

Chiếu phim tài liệu Cuộc gặp gỡ ấm áp sau 48 năm

HOÀNG LÊ
HOÀNG LÊ

TTO - Trong khung cảnh thanh bình sông nước miền Tây, có hai người mái đầu đã bạc cùng xiết tay nhau rất chặt. Là hai cựu binh, 48 năm trước, họ từng đụng độ nhau trong cuộc không chiến quyết liệt trên bầu trời Hà Nội vào ngày 24-4-1967.

Phi công Hoa Kỳ Charlie Plumb và phi công Nguyễn Văn Bảy (thứ hai và thứ ba từ trái qua) trong phim Cuộc gặp gỡ sau 48 năm - Ảnh: TFS

Đó là hai nhân vật chính trong bộ phim tài liệu Cuộc gặp gỡ sau 48 năm do TFS sản xuất, đoạt huy chương vàng ở thể loại phim tài liệu tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 35, sẽ lên sóng lúc 14g ngày 20 và 21-4 trên HTV9.

Tác phẩm dự thi chỉ dài 27 phút, nhưng phim phát sóng trên màn ảnh nhỏ dài hai tập (20 phút/tập), chân dung về hai người lính ở hai chiến tuyến vì vậy cũng được khắc họa rõ nét hơn.

Nếu như phi công Hoa Kỳ Charlie Plumb từng tốt nghiệp Học viện hải quân San Diego trước khi sang chiến trường VN phục vụ trên hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk, thì anh hùng Nguyễn Văn Bảy chỉ mới học đến lớp ba, cộng trừ nhân chia số lẻ còn chưa làm rành rẽ.

Trong phim, ông Bảy vui vẻ kể: “Tiền đình tôi không được tốt, ngồi trên máy bay, sốc sốc một chút là ói luôn, mà cứ lên máy bay là ói. Một chiếc máy bay có nhiều người bay lắm, mình ói xong thì phải có người hốt. Người khác lên bay hôi lắm, chịu không nổi... Tui nói với thầy giáo, tui mệt rồi, ông điều khiển để tui nghĩ tí, là ói đó. Ói xong rồi là lại tiếp tục bay”.

Ấy vậy mà phi công Nguyễn Văn Bảy đã 13 lần nổ súng và bắn hạ bảy máy bay Mỹ. Trong khi đó, chỉ sau một tháng đụng độ với máy bay của Nguyễn Văn Bảy, máy bay của Plumb bị tên lửa mặt đất bắn trúng. Ông nhảy dù và trải qua sáu năm ở trại giam Hỏa Lò, trước khi được trao trả tù binh theo Hiệp định Paris năm 1973. 

Cái bắt tay hòa bình giữa hai người lính - Ảnh: ĐPCC

Sau khi về nước, Plumb tiếp tục phục vụ trong không quân rồi trở thành một diễn giả với mục đích chia sẻ kinh nghiệm của mình như là một tù binh chiến tranh, gồm cả kỹ năng sống còn và kỹ năng truyền thông. Ông cũng là tác giả hai cuốn sách I’m no hero (Tôi không anh hùng)The last domino (Quân domino cuối cùng) và là nhân vật trong năm cuốn sách khác.

Trong khi đó, anh hùng Nguyễn Văn Bảy sau ngày hòa bình lại quyết định về quê hương ĐồngTháp, trở lại làm một lão nông. Giờ đây, trông ông khá gầy, nước da đen nhẻm, nhưng đôi mắt tinh anh và tràn đầy sự mãn nguyện. Ông an hưởng tuổi già bằng công việc trồng rau, nuôi cá…

Mời Plumb về nhà mình, ông Bảy thết đãi bằng những món ăn cây nhà lá vườn và loại rượu do chính tay ông nấu. Ông vui vẻ: “Ngày xưa mình vì bắt buộc phải đánh nhau thì đánh nhau. Giờ là quan hệ bình thường, bạn bè chung sống cùng hòa bình với nhau” .

Còn Plumb cảm thấy rất hạnh phúc khi có được chuyến đi đầy ý nghĩa: “Đương nhiên lịch sử đã đứng về phía các bạn khi cuối cùng các bạn đã giành được độc lập thống nhất đất nước và cả hai bên đã cùng chịu nhiều đau thương.

Các bạn có những câu chuyện của các bạn, người Mỹ chúng tôi cũng có những câu chuyện của chúng tôi. Nhưng cả hai bên chúng ta bây giờ đều là bạn bè. Và tôi rất vui mừng nhận thấy hai đất nước của chúng ta đã cùng nhau phát triển mối quan hệ rất tốt đẹp".

Theo đạo diễn Trần Quốc Sơn, ý tưởng phim được bắt đầu từ một cuộc điện thoại: “Trung tá phi công Nguyễn Sĩ Hưng - tác giả quyển sách Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1967- 1975) nhìn từ hai phía gọi điện thoại đến và thông báo cựu phi công Mỹ Charlie Plumb sẽ đến VN và có chuyến thăm người từng đối đầu trực tiếp với ông ta - đại tá, phi công Nguyễn Văn Bảy - một huyền thoại của lực lượng phi công Việt. Chúng tôi lập tức lên đường".

HOÀNG LÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar