26/06/2020 10:38 GMT+7

Chiến thắng cho các nạn nhân của Monsanto

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Bayer, công ty mẹ của Monsanto, ngày 24-6 đã chấp nhận chi gần 11 tỉ USD để dàn xếp hơn 100.000 vụ kiện liên quan tới chất diệt cỏ Roundup tại Mỹ.

Chiến thắng cho các nạn nhân của Monsanto - Ảnh 1.

Dewayne Johnson, người đầu tiên được tuyên thắng kiện Monsanto, vẫn chưa nhận được tiền bồi thường do công ty này nộp đơn kháng cáo - Ảnh: NYT

Đây là một trong những vụ dọn dẹp kiện cáo ồn ào và đắt đỏ nhất trong lịch sử tư pháp Mỹ, chỉ 2 năm sau khi Monsanto "về chung nhà" với Bayer với giá hơn 66 tỉ USD. Vụ dàn xếp 11 tỉ USD này đổi lấy 70% nguyên đơn đồng ý bãi nại.

4 năm đòi công lý

Năm 2016, một nhân viên cắt tỉa cây trong trường học tên Dewayne Johnson đã khởi xướng vụ kiện tập thể lớn nhất trong lịch sử 120 năm hoạt động của Monsanto. 

Cho rằng bản thân bị ung thư hạch không Hodgkin vì chất glyphosate có trong thuốc diệt cỏ hiệu Roundup, Johnson nộp đơn kiện Monsanto.

Trong vòng 2 năm sau đó, khoảng 5.000 người trên khắp nước Mỹ đã nối bước Johnson. Vụ kiện được đẩy đi rất nhanh do tình trạng bệnh tình ngày càng xấu của Johnson. Các bác sĩ điều trị cho ông khi đó tiên liệu ông sẽ không thể sống tới năm 2020.

Năm 2018, chỉ vài tuần sau khi thương vụ Monsanto sáp nhập với Bayer hoàn tất, bồi thẩm đoàn một tòa cấp cao của bang California, Mỹ, tuyên bố tập đoàn hóa chất phải bồi thường 289 triệu USD cho ông Johnson. 

Năm 2019, hai vụ kiện sau đó do công ty luật Andrus Wagstaff và The Miller Firm đại diện đã giành chiến thắng tại tòa án, trở thành vụ thắng lợi thứ 2 và thứ 3 sau vụ của ông Johnson. Tổng số tiền Monsanto bị buộc phải trả cho 3 vụ này lên tới 2,3 tỉ USD.

Trong cả 3 vụ kiện, bồi thẩm đoàn khẳng định thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto khiến người sử dụng bị ung thư nhưng công ty đã không đưa ra khuyến cáo đầy đủ, thậm chí có ý che giấu. 

Monsanto lập tức kháng cáo, yêu cầu giảm mức bồi thường và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa kết thúc. Bayer cho biết 3 người đầu tiên kiện Monsanto không nhận tiền để đổi lấy việc bãi nại.

11 tỉ USD phân chia ra sao?

Nói về vụ dàn xếp 11 tỉ USD, giám đốc điều hành Bayer, ông Werner Baumann, cho rằng đây là một điều đúng đắn nên làm nhưng không phải vì Monsanto đã làm sai mà bởi vì tập đoàn muốn tránh các phiền phức không hồi kết. 

"Thật xui xẻo vì chúng tôi phải trả một đống tiền cho một sản phẩm đã được kiểm duyệt hoàn hảo", lãnh đạo Bayer than vãn.

Khoảng 8,8 đến 9,6 tỉ USD sẽ được chi để giải quyết 95.000 trường hợp khiếu kiện bị ung thư hạch không Hodgkin sau khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto. 

Những người đã thuê luật sư thảo đơn kiện nhưng chưa đệ trình hay được chấp nhận bởi tòa án cũng được nhận tiền.

Bayer cũng đồng ý bỏ thêm 1,25 tỉ USD để dàn xếp các vụ khiếu nại tiềm năng trong tương lai, 400 triệu USD cho các vụ kiện liên quan tới thuốc diệt cỏ chứa hoạt chất dicamba và 650 triệu USD vì gây ô nhiễm môi trường ở bang Washington. Tất cả đều liên quan tới công ty con Monsanto.

Theo báo New York Times, các cuộc đàm phán giữa Bayer và các công ty luật đại diện cho hàng trăm ngàn nguyên đơn rất phức tạp. Số tiền khổng lồ nói trên không được chia đều cho tất cả mà phụ thuộc vào việc công ty luật đại diện đàm phán với Bayer ra sao. 

Có khoảng 25 công ty luật tham gia vụ kiện lần này, đồng nghĩa có khả năng sẽ có tới 25 thỏa thuận riêng.

"Rất hiếm khi được thấy một vụ dàn xếp kiện cáo dân sự có nhiều số 0 như vậy", giáo sư Nora Freeman Engstrom thuộc Đại học Stanford nhận xét. Hai người tham gia quá trình đàm phán với Bayer tiết lộ tùy thuộc vào sức nặng của bằng chứng mà mỗi nguyên đơn có thể nhận từ 5.000 đến 250.000 USD.

Ngay sau khi giá trị vụ dàn xếp được công bố ngày 24-6, một số người đã hỏi lợi ích lớn nhất mà Bayer có được là gì. Tập đoàn mẹ của Monsanto đã có câu trả lời lập tức. 

Theo đó, trong tương lai, những vụ kiện nói thuốc Roundup gây ung thư sẽ được xem xét bởi "hội đồng khoa học" thay vì bồi thẩm đoàn như trước.

Nếu "hội đồng khoa học" xác định hoạt chất trong thuốc Roundup không gây ung thư hạch không Hodgkin, những người này không được phép lặp lại cáo buộc này trong bất kỳ vụ kiện nào khác chống lại Bayer và Monsanto. 

Quá trình đánh giá của "hội đồng khoa học" có thể mất vài năm và trong thời gian này, các nguyên đơn không được thúc đẩy vụ kiện.

* Năm 1970: Monsanto tạo ra glyphosate

* Năm 1974: Monsanto tung ra thị trường thuốc diệt cỏ hiệu Roundup có chứa glyphosate

* Năm 1996: Glyphosate trở thành chất diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất thế giới

* Năm 2015: Viện Nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc Tổ chức Y tế thế giới xếp glyphosate vào nhóm có khả năng gây ung thư ở người. Các vụ kiện bắt đầu xuất hiện

* Năm 2016: Dewayne Johnson nộp đơn kiện Monsanto vì cho rằng thuốc Roundup làm ông bị ung thư

* Năm 2018: Bồi thẩm đoàn một tòa cấp cao ở California tuyên Johnson thắng kiện, buộc Monsanto bồi thường 289 triệu USD

* Năm 2019: Monsanto bị buộc bồi thường hơn 2 tỉ USD cho nguyên đơn trong 2 vụ kiện liên quan Roundup. Công ty Mỹ kháng cáo và bắt đầu dàn xếp bãi nại.

* Ngày 24-6-2020: Thỏa thuận dàn xếp giữa Monsanto và các nguyên đơn trong vụ Roundup được công bố

30.000 người tiếp tục đấu tranh

Vẫn còn 30% nguyên đơn, tương đương 30.000 người, không muốn nhận tiền của Monsanto hay Bayer, thay vào đó kiên quyết đòi công lý. Fletch Trammell, một luật sư đại diện cho hơn 5.000 nguyên đơn, tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh.

"Mọi chuyện sẽ không kết thúc hay rơi vào dĩ vãng như họ đang cố tỏ ra. Họ chỉ đang cố gắng dập tắt một phần của đám cháy lớn", ông Trammell nói với New York Times.

Theo trang US Right to Know (USRTK), một số người đâm đơn kiện Monsanto đã chết trong thời gian theo đuổi vụ việc khi chưa biết thắng thua.

Công ty mẹ của Monsanto chi gần 11 tỉ USD giải quyết vụ kiện thuốc diệt cỏ gây ung thư

TTO - Sau hơn một năm đàm phán, Bayer AG đã đồng ý chi 10,9 tỉ USD để giải quyết gần 100.000 đơn kiện ở Mỹ cho rằng thuốc diệt cỏ Roundup gây ung thư.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar