23/02/2019 09:25 GMT+7

Chiến lược Byungjin của Kim Jong Un

QUỲNH TRUNG - NHẬT ĐĂNG
QUỲNH TRUNG - NHẬT ĐĂNG

TTO - Di sản quý giá nhất mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un để lại, nếu mọi thứ đi đúng hướng, có lẽ sẽ là chiến lược Byungjin, phát triển song song lĩnh vực vũ khí hạt nhân và kinh tế.

Chiến lược Byungjin của Kim Jong Un - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong một lần ra đồng chỉ đạo về phát triển nông nghiệp - Ảnh: Reuters

Ngày 31-3-2013, tại một phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong Un và Đảng thông qua chiến lược Byungjin, tức chính sách phát triển song song hai lĩnh vực vũ khí hạt nhân và kinh tế.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Triều Tiên kinh nghiệm xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế trên cơ sở các đề nghị của Triều Tiên.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu trong chuyến thăm chính thức Triều Tiên từ ngày 12 đến 14-2.

Ưu tiên kinh tế

Trong số các ưu tiên của chiến lược này, có một điểm đáng chú ý: "Một phương pháp để thúc đẩy xây dựng kinh tế và nâng cao mức sống cho nhân dân, trong lúc đẩy mạnh khả năng quốc phòng mà không gia tăng ngân sách quốc phòng".

Điều này có nghĩa rằng cách đây 6 năm, ông Kim Jong Un đã có chiến lược hẳn hoi để đạt tới đỉnh của Byungjin. Trên đỉnh cao ấy, Triều Tiên đã hoàn thành mục tiêu phát triển quốc phòng, cụ thể là năng lực hạt nhân, và vì vậy giai đoạn tới sẽ là phát triển kinh tế dựa trên đà phát triển song song đã có. Đấy chính là lúc kinh tế được nâng lên một mức, vốn dĩ đảm bảo tỉ lệ chia ngân sách cho quốc phòng không tăng thêm nữa mà vẫn đủ khả năng duy trì năng lực quốc phòng.

Nguyên đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Dương Chính Thức cho rằng hiện tại, Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un đang đặt ưu tiên cao nhất để phát triển kinh tế. "Tôi cho rằng sẽ không có chuyện Triều Tiên hoàn toàn không tập trung vào việc phát triển vũ khí và quân sự nữa. Tại Đại hội Đảng năm 2017, họ đã thay đổi khẩu hiệu. Trước đây là ưu tiên, đưa quân sự lên trên hết thì bây giờ là kinh tế xong rồi đến quân sự.

Tôi nghĩ rằng đến một mức nào đó, nếu hai bên thỏa thuận được với nhau, từng bước bình thường hóa quan hệ, Mỹ bỏ cấm vận, bỏ trừng phạt, tạo điều kiện cho Triều Tiên phát triển kinh tế, rồi hội nhập với thế giới bên ngoài thì vũ khí hạt nhân khi ấy không cần thiết nữa".

Học hỏi mô hình kinh tế Việt Nam?

Ngay sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều tháng 4-2018, truyền thông quốc tế, đặc biệt là truyền thông Hàn Quốc, bắt đầu đặt vấn đề Việt Nam có thể là mô hình phát triển kinh tế phù hợp cho Triều Tiên.

Nhận định trên Diplomat mới đây, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế Nguyễn Việt Phương cho rằng nếu như ông Kim Jong Un đồng ý gặp ông Trump lần đầu vào giữa năm 2018 để giảm thiểu nguy cơ an ninh và thu hút tối đa truyền thông, thì việc Hà Nội được chọn là địa điểm tổ chức thượng đỉnh lần 2 có thể được hiểu là ông Kim muốn gửi đi thông điệp đến cộng đồng quốc tế và người dân trong nước rằng Triều Tiên quyết tâm cải cách kinh tế theo hướng Triều Tiên mong muốn trở thành "một người bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế".

Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ ngay sau thượng đỉnh Trump - Kim lần 1 ở Singapore, đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do Hyun chia sẻ: "Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã nói sẽ nỗ lực để Triều Tiên hội nhập cộng đồng quốc tế và phát triển kinh tế. Chẳng phải đối với một quốc gia, điều quan trọng nhất là người dân được sống ấm no, hạnh phúc?".

Theo đại sứ Kim Do Hyun, giờ là thời đại của địa chính trị, thời đại cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Có thể thấy Triều Tiên cũng đã bắt đầu nhận ra mô hình Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế quốc gia hiện thực nhất, hiệu quả nhất để nới lỏng các biện pháp trừng phạt, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế quốc dân.

"Có thể nói mô hình của Việt Nam vô cùng hấp dẫn ở điểm Việt Nam đã giảm thiểu tác dụng phụ của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường. Các chuyên gia cũng đánh giá cao kinh nghiệm vừa đảm bảo ổn định chính trị, vừa không ngừng phát triển kinh tế của Việt Nam" - đại sứ Hàn Quốc phân tích.

TTO - Các cựu tướng lĩnh quân đội Mỹ cũng đánh giá cao ông Kim Jong Un, mô tả "giống như ông và cha của mình, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên không phải kiểu người phi lý hay không thể đoán được mục đích".

QUỲNH TRUNG - NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Siêu cảnh sát’ chống ma túy cùng vợ bị tòa tuyên bồi thường số tiền khủng

Cựu Bộ trưởng An ninh Mexico Genaro Garcia Luna và vợ vừa bị tòa án Mỹ tuyên phạt bồi thường hơn 2,4 tỉ USD cho chính phủ Mexico, vì liên quan đến tham nhũng và tiếp tay cho các băng đảng ma túy.

'Siêu cảnh sát’ chống ma túy cùng vợ bị tòa tuyên bồi thường số tiền khủng

Tin tức thế giới 23-5: Harvard bị chặn tuyển sinh quốc tế; Nga bác tin đàm phán hòa bình tại Vatican

G7 cảnh báo áp thêm trừng phạt nếu Nga không ngừng bắn; Nghi phạm sát hại 2 nhân viên đại sứ quán Israel tại Washington vì động cơ Gaza.

Tin tức thế giới 23-5: Harvard bị chặn tuyển sinh quốc tế; Nga bác tin đàm phán hòa bình tại Vatican

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar