17/02/2017 20:09 GMT+7

Chiêm ngưỡng 'Hà Nội sau 60 ngày đêm huyết lệ'

PHƯƠNG NHI
PHƯƠNG NHI

TTO - Triển lãm do Trung tâm tư liệu ảnh lịch sử "Xưa & Nay" của Hội Khoa học Lịch sử VN, TT TT-VH Hồ Gươm phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc "trận chiến 60 ngày đêm của Thủ đô huyết lệ" (17-2-1947 - 17-2-2017).

Phố Hàng Thiếc sau trận chiến

Triển lãm giới thiệu một số tấm ảnh may mắn còn được lưu giữ mà tác giả là những người dân Hà Nội trở lại với ngôi nhà của mình ngay sau khi chiến trận vừa chấm dứt.

Đó cũng là thời điểm những chiến sĩ quyết tử đã thực hiện một cuộc "rút quân thần kỳ" vào đêm 17 rạng 18-2-1947 để bảo toàn lực lượng lên chiến khu tiếp tục cuộc kháng chiến lâu dài với niềm tin mãnh liệt sẽ khải hoàn trở về giải phóng Thủ đô.

Tại đây tập hợp những bức ảnh của 3 nhà nhiếp ảnh của Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám 1945 là Trần Văn Nhung (1905 - 1952), Trần Văn Vẻ (1930 - 1988) và Nguyễn Duy Kiên (1911 - 1979).

Những tấm ảnh được trưng bày chụp khung cảnh một Hà Nội bị tàn phá vì bom đạn và cũng là một Thủ đô bất chấp mọi hy sinh "quyết không chịu làm nô lệ một lần nữa". 

Triển lãmkhông chỉ cho người xem chứng kiến một chứng tích của quá khứ gắn với "60 ngày đêm huyết lệ" mà còn giúp người xem hình dung một Hà Nội đổi mới và hội nhập đương đại thông qua một số hình ảnh đối sánh xưa và nay của tác giả Nguyễn Hữu Bảo.

Triển lãm 'Hà Nội sau 60 ngày đêm huyết lệ' diễn ra tại Trung tâm thông tin văn hoá Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ) và kéo dài tới hết ngày 27-2-2017.

“Gần 200 bức ảnh ghi lại những hình ảnh đổ nát của thủ đô, và đằng sau sự đổ nát ấy, chúng ta thấy được phần nào tính khốc liệt của chiến tranh cùng sự quả cảm của những người chiến sĩ đã giành giật từng tấc đất, từng góc phố của thủ đô.

Triển lãm có thể cũng là cơ hội cuối cùng để những nhân chứng được tiếp cận, để lưu giữ cảm xúc của chúng ta về thủ đô thời kì chiến tranh, thời kì hoà bình, đổi mới và phát triển.

Chúng ta thấy những thay đổi của thời bình, những thay đổi rất tích cực của công cuộc xây dựng, nhưng cũng thấy được trách nhiệm. Nhiều bức ảnh cũ, cảnh tượng đổ nát, hoang tàn nhưng rất đẹp. Trong khi đó những hình ảnh ngày hôm nay đã được xây dựng, dù có hiện đai hơn nhưng lại hết sức lộn xộn."

Ông Dương Trung Quốc - TTK Hội Khoa học -Lịch sử Việt Nam, TBT Tạp chí Xưa và Nay chia sẻ tại buổi khai mạc triển lãm.

Phố Hàng Thiếc ngày nay
Góc Tô Tịch – Hàng Gai sau trận chiến
Góc Tô Tịch – Hàng Gai sau trận chiến
Góc Tô Tịch – Hàng gai ngày nay
Phố Bát Sứ sau trận chiến
Phố Bát Sứ ngày nay
Toà nhà Thương Bạc nơi thu thuế đầu cửa Ô Quan Chưởng (góc Hàng Chiếu), bị bắn phá và trở nên hoang tàn sau trận chiến
Đến nay đã không còn là toà nhà Thương Bạc khi xưa
Văn Miếu hoang tàn sau trận chiến
Phố Thợ Rèn ngày ấy
Phố Hàng Gai ngày ấy
Cảnh đổ nát chưa xác định được địa điểm
Cảnh đổ nát chưa xác định được địa điểm
Cảnh đổ nát chưa xác định được địa điểm
Cảnh đổ nát chưa xác định được địa điểm
PHƯƠNG NHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar