31/07/2016 10:26 GMT+7

Chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn: khi nào có hướng dẫn?

ĐINH VĂN QUẾ (nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao)
ĐINH VĂN QUẾ (nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao)

TTO - Hiện nay các cơ quan tố tụng ở nhiều địa phương tỏ ra lúng túng không biết xử lý thế nào đối với những vụ án “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (thường là giật hụi).

Công an đã phải đến can thiệp, ngăn cản con hụi đập phá nhà một chủ hụi tại Tiền Giang

Lý do cơ quan tố tụng lúng túng khi xử lý hành vi trên bởi Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 đã thay đổi điều luật quy định về tội phạm này.

Tại Kiên Giang có vụ giật hụi rồi bỏ trốn để chiếm đoạt, cơ quan điều tra phải ra lệnh truy nã mới bắt được người giật hụi.

Kết thúc điều tra, viện kiểm sát truy tố người giật hụi ra TAND tỉnh để xét xử về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Sau khi thụ lý vụ án, tòa án cho rằng căn cứ vào điều 175 BLHS 2015 thì không xử được hành vi “bỏ trốn để chiếm đoạt” vì điều luật đã bỏ dấu hiệu này trong cấu thành tội phạm.

Khi Quốc hội có nghị quyết tạm hoãn thi hành BLHS 2015, tòa án đưa vụ án ra xét xử nhưng lại bị kẹt vì nghị quyết 144 của Quốc hội lại quy định “những quy định có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng từ 1-7-2015”.

Trước đây, theo điều 140 BLHS 1999 quy định về “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì người nào vay, mượn, thuê tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đều bị xem là hành vi phạm tội.

Nay điều 175 BLHS 2015 quy định về tội phạm này đã bỏ tình tiết “bỏ trốn để chiếm đoạt”. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng không khởi tố, truy tố hay xét xử những vụ án có tình tiết như trên đã gây ra nhiều hệ lụy và hậu quả phi vật chất khác.

Đã có trường hợp người dân kéo đến trụ sở các cơ quan tố tụng “chất vấn” vì sao không khởi tố, truy tố và xét xử người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sau đó bỏ trốn?

Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng điều 175 BLHS 2015 bỏ tình tiết “bỏ trốn để chiếm đoạt” là thiếu sót và đề nghị Quốc hội nên phục hồi tình tiết này trong điều 175 BLHS năm 2015.

Còn từ nay đến khi BLHS 2015 được đưa ra thi hành, Quốc hội nên có sửa đổi, bổ sung theo hướng vẫn thi hành nghị quyết 144 trừ điều 175 và có hướng dẫn cụ thể để xử lý đối với loại tội phạm này. Có như vậy các cơ quan tiến hành tố tụng mới có căn cứ pháp lý để xử lý các vụ án đang bị tắc.

ĐINH VĂN QUẾ (nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu công an đặc khu Phú Quốc mở rộng các đợt cao điểm trấn áp tội phạm

Phú Quốc đang tăng tốc đầu tư hạ tầng phục vụ APEC 2027, các yếu tố tiềm ẩn phức tạp về an ninh, trật tự được dự báo gia tăng, Công an tỉnh An Giang yêu cầu công an địa phương mở rộng các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm.

Yêu cầu công an đặc khu Phú Quốc mở rộng các đợt cao điểm trấn áp tội phạm

Cabin xe tải bẹp dúm sau tai nạn, cảnh sát phải cắt cửa đưa nạn nhân ra

Vụ tai nạn liên hoàn khiến một người tử vong và mắc kẹt trong cabin xe tải bẹp dúm. Cảnh sát phải dùng thiết bị chuyên dụng cắt cabin để đưa nạn nhân ra ngoài.

Cabin xe tải bẹp dúm sau tai nạn, cảnh sát phải cắt cửa đưa nạn nhân ra

Ba anh em ruột bị sát hại sau cuộc nhậu, 2 người chết, 1 người bị thương

Ba anh em ruột ở Đồng Tháp nhậu chung với hai người bạn, trong lúc nhậu xảy ra cự cãi dẫn đến đánh nhau, khiến hai anh em ruột chết tại chỗ.

Ba anh em ruột bị sát hại sau cuộc nhậu, 2 người chết, 1 người bị thương

Công chứng viên có vai trò gì trong vụ ông Đinh Trường Chinh thâu tóm 'đất vàng'?

Cơ quan điều tra xác định công chứng viên Phòng công chứng số 7 và Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM có sai phạm.

Công chứng viên có vai trò gì trong vụ ông Đinh Trường Chinh thâu tóm 'đất vàng'?

Thưởng nóng các đơn vị phá nhanh vụ án bắt người để ép trả nợ

Bộ Công an quyết định thưởng đột xuất cho các đơn vị nghiệp vụ và Công an xã Hàm Liêm, tỉnh Lâm Đồng vì đã triệt phá nhanh vụ việc.

Thưởng nóng các đơn vị phá nhanh vụ án bắt người để ép trả nợ

Vụ thâu tóm 'đất vàng' ở trung tâm TP.HCM: Ông Đinh Trường Chinh hưởng chênh lệch 970 tỉ đồng

Cơ quan điều tra xác định ông Đinh Trường Chinh thông qua phương án góp vốn, thoái vốn để chuyển nhượng khu đất của Vinafood II với giá thấp, sau đó chuyển nhượng cho đơn vị khác để hưởng 970 tỉ đồng chênh lệch.

Vụ thâu tóm 'đất vàng' ở trung tâm TP.HCM: Ông Đinh Trường Chinh hưởng chênh lệch 970 tỉ đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar