16/04/2017 15:51 GMT+7

Chiếc xe gieo đậu của ông Tiếp

TRƯỜNG TRUNG
TRƯỜNG TRUNG

TTO - Đầu tư nhiều và đạt được hiệu quả, nông dân Lê Đức Tiếp (50 tuổi, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cho rằng sự thành công trong sáng chế của ông là nhờ “gãi đúng chỗ ngứa” của bà con.

Chú thích ảnh: Ông Lê Đức Tiếp với sáng chế chiếc xe gieo đậu của mình - Ảnh: Trường Trung

40 chiếc xe gieo đậu được ông Tiếp giới thiệu trong lần đầu ra mắt đã “cháy hàng” do bà con thuê quá đông.

Một xe bằng 5 người làm

Mùa này, dọc vùng sông Vu Gia đoạn qua cầu Hà Nha (huyện Đại Lộc) đâu đâu cũng thấy những chiếc xe một bánh giống như chiếc cút kít, được một người đẩy phía sau in bóng trên những thửa đất thẳng đều. Đó là chiếc xe gieo đậu vừa được nông dân Lê Đức Tiếp chế tác.

Ngồi trên bờ nhìn vợ đang điều khiển chiếc xe rải từng hạt đậu xuống đất, nông dân Ba Được ở thôn Đông Phước, xã Đại Hồng nở nụ cười mãn nguyện.

Ngày trước, để gieo đậu một sào đất, vợ chồng ông phải thuê thêm 3-4 người. Nay vợ chồng chỉ cần thay phiên nhau điều khiển xe gieo đậu là xong.

“Có chiếc xe này khỏe lắm, cứ đẩy nó đi để gieo hạt. Thẳng tắp, 8cm một hạt đậu rơi xuống” - ông Được nói. Ông thuê chiếc xe này của ông Tiếp với giá 140.000 đồng/ngày. Ông nói giá này vẫn “rẻ chán”, tiết kiệm hơn phân nửa so với thuê người, khỏi lo cơm trưa hay gieo hạt không đều.

Trong khi đó tại căn nhà trên quốc lộ 14B, ông Lê Đức Tiếp đang cắm mặt với từng mũi khoan để chế tác thêm những chiếc xe mới. Trên sân nhà có thêm vài người đến xem và chờ thuê xe gieo hạt.

“Vật liệu chế ra nó rẻ lắm. Cỡ vài trăm nghìn đồng, tui lượn quanh mấy tiệm phế liệu trong huyện mua xe đạp cũ về là được. Còn công sức tui bỏ ra để hàn gò là khoảng một tuần. Nhưng đó là quá trình bây giờ sau 2 năm mày mò nghiên cứu của tui” - ông Tiếp cho biết.

Ông Tiếp vốn xuất thân là thợ sửa xe máy. “Ngay từ đầu tui đã tính phải chế tạo cái gì đó phục vụ canh tác cho bà con. Đi nhiều nơi rồi, tui chưa thấy ở đâu khổ như bà con quê mình, làm nông nhưng chỉ toàn dùng sức người” - ông nói.

Phiên bản đầu tiên, chiếc xe gieo đậu của ông Tiếp có tới 4 bánh. Xe này dùng máy nổ để chạy nên trông như một chiếc máy cày. Máy có khả năng gieo đậu nhưng chạy ì ạch vì sức nặng, hơn nữa mỗi lần quay đầu hay qua luống thì rất khổ cho người điều khiển.

Đơn giản nhưng đúng nhu cầu

Ông Tiếp nói phiên bản sáng chế đầu tiên thất bại vì “mình cứ nghĩ sáng chế là phải to tát, phải máy móc hầm hố mới tạo ra sự khác biệt”.

Vứt bỏ chiếc xe gieo hạt chạy bằng động cơ to đùng, ông Tiếp lại vò đầu tìm giải pháp. Và chiếc xe gieo hạt phiên bản hiện nay ra đời. Nó có cấu tạo và nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản từ những vật liệu bỏ đi.

Chiếc xe di chuyển nhờ lực đẩy của người điều khiển lên bánh được làm từ xe đạp. Khi xe di chuyển, trục giữa quay làm ròng rọc quay theo. Trên dây ròng rọc có gắn nhiều vá múc hạt đậu từ thùng chứa chạy theo dây, đổ xuống đất.

Ngay phía trước vị trí hạt đậu rơi xuống được thiết kế một lưỡi cày cắm xuống đất để làm luống. Trên tay đẩy cũng có một tay phanh, trong trường hợp sang luống chỉ cần bóp tay phanh thì bánh xe vẫn chạy nhưng ròng rọc có vá múc đậu sẽ ngưng hoạt động.

Tổng trọng lượng chiếc xe gieo đậu chưa đầy 7kg, không có động cơ máy móc nên bất cứ ai cũng có thể điều khiển được.

Theo ông Tiếp, khó khăn nhất khi chế tạo chiếc xe này là tính toán sao cho số vòng quay của bánh xe, nhông và ròng rọc phù hợp để mỗi hạt rơi xuống đất sẽ cách nhau 8cm như cách gieo của bà con.

Mùa sản xuất này, những chiếc xe gieo hạt của ông Tiếp luôn trong tình trạng “cháy hàng” vì bà con trong xã Đại Hồng và các vùng lân cận đến thuê quá đông.

Hiện ông đang nâng cấp những tính năng mới cho chiếc xe để có thể gieo được các loại hạt có kích thước khác nhau, cũng như phù hợp với cung cách canh tác của người dân địa phương.

“Trường hợp muốn gieo bắp hoặc các loại hạt nhỏ khác thì thay dây ròng rọc là được. Ví dụ như gieo bắp thì khoảng cách 2 hạt phải hơn 20cm, tui sẽ làm vá múc ít lại để giãn khoảng cách hạt ra” - ông Tiếp nói.

Theo nhà sáng chế “chân đất” này, mỗi chiếc xe gieo hạt của ông chỉ tốn 300.000 đồng cho vật liệu chế tạo, trong khi ông dự tính kết thúc mùa vụ này có thể thu về số tiền hơn 60 triệu đồng.

TRƯỜNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm

Nếu tính từ mốc 2006, khi môn ngoại ngữ lần đầu thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cuộc chuyển đổi từ đề thi tự luận sang trắc nghiệm đã kéo dài gần 20 năm.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar