18/08/2016 00:11 GMT+7

Chiếc tàu tiếp dầu đầu tiên ở VN 
ra đời như thế nào?

MY LĂNG
MY LĂNG

TTO -  Tháng 7-2016, tàu vận tải đa năng tiếp dầu đầu tiên của VN đã được bàn giao cho cảnh sát biển. Con tàu có thiết kế công nghệ phức tạp này do chính những kỹ sư trẻ của Công ty đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy Z173) đảm nhiệm.

Các kỹ sư phòng thiết kế của Công ty đóng tàu Hồng Hà đang thảo luận một phương án thiết kế

Hai năm trước, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam (tháng 5-2014), các tàu làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam phải liên tục về bờ tiếp dầu, lương thực thực phẩm, rất tốn kém và thiếu chủ động.

Ngày đầu tiên đến làm việc tôi đã nhớ như in khẩu hiệu: Chất lượng sản phẩm là tài sản của công ty chúng tôi. Khi làm việc ở đây, tôi đã cảm nhận rõ đó không phải là khẩu hiệu suông mà thật sự là ý thức ăn sâu vào mỗi người".

Thượng úy NGÔ QUANG TRUNG

Thực tế đó là “đề bài” khiến lãnh đạo Công ty đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy Z173), Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng trăn trở. Họ đã chủ động đề xuất dự án đóng tàu vận tải tiếp dầu trên biển.

Từ nỗi trăn trở với đất nước

“Chủ trương lúc đầu là mua. Nhưng mua sẽ tốn rất nhiều tiền mà đây là nguồn đầu tư của Chính phủ. Chúng ta phải nghĩ đến vấn đề kinh tế. Không thể mua cấu hình trọn vẹn hay mời chuyên gia nước ngoài qua đây chỉ mình từng li từng tí. Mình phải tự làm để tiết kiệm chi phí và có kinh nghiệm” - đại tá Nguyễn Văn Đắc (chính ủy nhà máy) nhớ lại.

Năng lực thực tế của một nhà máy có nhiều kinh nghiệm trong đóng tàu và là nơi đóng thành công tàu chiến đầu tiên cho đất nước đã thuyết phục được Bộ Quốc phòng đồng ý để Hồng Hà đóng tàu tiếp dầu trên biển.

Đại tá Nguyễn Văn Đắc khẳng định: “Chúng tôi luôn luôn tin tưởng năng lực của các kỹ sư của mình. Vì khi đóng hai trong số serie sáu tàu chiến TT400TP, dù có nhiều công nghệ mới nhưng chúng tôi đã làm được và làm rất tốt. Hồng Hà luôn làm những cái đầu tiên và dám làm. Áp lực cũng là động lực để chúng tôi vượt qua thử thách”.

Thuyết phục thành công. Nhưng vấn đề còn lại là thời gian và khâu thiết kế công nghệ cho con tàu. Ngoài đóng tàu cho nước ngoài, Hồng Hà được giao đóng cùng lúc hai tàu vận tải tiếp dầu trong khi phải đảm nhiệm đóng bốn tàu vận tải khác chỉ trong một năm (bình thường phải trong 1,5 - 2 năm). Và dự án đóng hai tàu tiếp dầu trên biển đã trở thành 1 trong 3 “chiến dịch” lớn trong lịch sử của Hồng Hà.

Tàu vận tải tiếp dầu trên biển đầu tiên do Việt Nam đóng đang chạy thử nghiệm trên biển - Ảnh: VĂN TỚI

2.500 bản vẽ thiết kế

Với một con tàu, công nghệ là vấn đề quyết định hàng đầu để đảm bảo tính ổn định của một con tàu khi nó hoạt động ngoài biển. Thay vì mua thiết kế công nghệ tàu tiếp dầu từ nước ngoài, lãnh đạo Công ty đóng tàu Hồng Hà tin tưởng giao trọng trách cho những kỹ sư rất trẻ của mình.

Hầu hết đều là thế hệ 8X, chỉ có một người sinh năm 1968. Họ là những kỹ sư giỏi tốt nghiệp từ nhiều trường trong và ngoài quân đội liên quan đến ngành tàu biển và các ngành cơ khí chế tạo và vũ khí. Một số người được đào tạo ở nước ngoài.

Thiết kế công nghệ là phần khó khăn nhất khi đóng một con tàu. “Cái khó nhất là tính toán được khả năng ổn định của con tàu. Bình thường phải có sự chuyển giao công nghệ của nước ngoài phần tiếp dầu này. Nhưng với dự án này, chúng tôi tự nghiên cứu, tự thiết kế” - thượng úy Nguyễn Văn Tới (phó chủ nhiệm chính trị) nói. Đó là thử thách. Và với những kỹ sư của Công ty đóng tàu Hồng Hà, họ luôn phá vỡ thử thách bằng cách vượt qua giới hạn tưởng như đã được đóng khung.

Những kỹ sư trẻ phải chạy đua với thời gian. Bởi trong hai tháng và chậm nhất là ba tháng, họ phải hoàn thành xong phần thiết kế công nghệ toàn bộ con tàu trong khi bình thường, thời gian này phải là sáu tháng. 6-8 kỹ sư thường xuyên làm nhiệm vụ này, lúc cao điểm huy động đến 10 người, làm ngày đêm, không kể thứ bảy, chủ nhật.

Thượng úy Nguyễn Văn Tới cho biết Việt Nam không có tàu khu trục nên mọi người phải lên mạng mường tượng bộ phận tiếp dầu. Những cuộc tranh luận nảy lửa diễn ra hằng ngày từ lãnh đạo đến đội ngũ. Sau đúng gần ba tháng, các kỹ sư đã cho ra 2.500 bản vẽ thiết kế công nghệ. “Con tàu này như một cô gái. Thiết kế phải có tính thẩm mỹ từ nước sơn đến mối hàn, cách bố trí thiết bị.

Sau khi xong phần thiết kế công nghệ, khi triển khai cho anh em thi công, chúng tôi cũng ngày đêm lăn lộn ở xưởng để giám sát nhằm tránh sai sót” - thượng úy Ngô Quang Trung cho hay. Thay vì 12 tháng như bình thường, sau chín tháng thi công, tàu vận tải tiếp dầu đầu tiên của Việt Nam đã thành hình hài, xuất hiện tại cảng Nhà máy Hồng Hà.

 
MY LĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Gắn bó với dự án Hạnh phúc cho em từ những ngày đầu, thượng úy Lê Cao Thiên cùng đồng đội đã lan tỏa hành trình đầy nhân văn, biến khát vọng dựng trường, dựng tương lai cho trẻ em vùng cao Sơn La thành hiện thực.

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các đơn vị xây dựng công trình khu biểu tượng ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam, theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

Trong lúc đi làm về, phát hiện cháu bé đang loạng choạng ở đường ray không lùi lại được, trong khi tàu hỏa đang đến gần, Nam quăng xe lao tới kéo cháu bé ra.

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Trong bối cảnh cả nước thiếu nguồn máu dự trữ, nhiều bạn trẻ ở TP.HCM tham gia hiến máu cứu người. Có bạn vượt qua nỗi sợ hãi lần đầu hiến máu, có bạn hiến máu 30 lần...

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

Trưa 12-7, hàng trăm người dân và du khách đã đổ về hai bờ sông Hàn (TP Đà Nẵng) để chọn chỗ đẹp xem chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025, giữa đội chủ nhà Việt Nam và đội Trung Quốc.

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar