28/06/2008 08:03 GMT+7

"Chiếc phao" cho người làm muối

TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

TT - Giá muối đang ở mức cao và có khả năng tiếp tục tăng. Người dân làm muối ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang sống trong niềm vui "được mùa được giá” sau không biết bao nhiêu năm rồi mới có được. Thế nhưng, những nụ cười, nét rạng rỡ trên những khuôn mặt khắc khổ vì nắng gió nay lại có nguy cơ tắt lịm trước chủ trương nhập khẩu muối.

Thoạt nhìn các số liệu liên quan, dễ cảm nhận rằng chủ trương này rất hợp lý: cả nước cần gần 1 triệu tấn muối ăn, nhưng sản xuất nội địa chỉ đáp ứng được một nửa. Hơn nữa, theo ngành công thương, giá muối ở VN hiện đang khá cao so với các nước trong khu vực, thậm chí cao hơn so với Lào, một nước không có biển(!?). Nhập khẩu muối là giải pháp cho bài toán cân đối cung cầu và bình ổn giá.

Vấn đề là trong thời kỳ dài, khi sản xuất muối vượt quá nhu cầu xã hội và muối thương phẩm rớt giá thảm hại, không có ai đứng ra chia sẻ thiệt hại với người nông dân làm muối; cũng không có ai tư vấn, giúp đỡ họ tìm hướng đi đúng giữa lúc họ thấy bế tắc, bất lực trong việc giải quyết bài toán sinh kế.

Một cách tự phát, nhiều nông dân đã bỏ ruộng muối ra thành thị tìm việc; một số khác cải tạo ruộng muối thành ao, đầm để nuôi tôm, diện tích đất làm muối giảm sút. Điều này cùng với một số tác nhân khác, đã khiến một đất nước có hơn 3.000km bờ biển rơi vào tình trạng không tự làm ra đủ muối để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Hầu hết nông dân làm muối trong bối cảnh hiện tại thuộc một trong hai loại: hoặc là những người đã kiên trì bám lấy nghề làm muối nhọc nhằn và chịu nhiều thua thiệt một cách chung thủy; hoặc họ phải chấp nhận công việc "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", lấy hạt muối làm phương tiện mưu sinh vì không có sự lựa chọn nào khác. Cả hai đều cần và đều xứng đáng có được sự hỗ trợ của xã hội, nhất là của nhà chức trách, để nếu không đứng vững được trên đôi chân nghề nghiệp của mình thì ít nhất cũng không bị xô nghiêng đẩy ngã bởi những biến động trong đời sống kinh tế.

Đáng lý nhà chức trách phải can thiệp để một mặt bảo đảm đáp ứng nhu cầu bình thường của xã hội về muối ăn, bằng cách tổ chức việc nhập khẩu muối; mặt khác bảo đảm người nông dân làm muối được hưởng lợi từ hạt muối, có được nhờ kết quả lao động cực nhọc của mình, bằng cách cam kết tiêu thụ sản phẩm của bà con với giá cả thỏa đáng. Việc này hoàn toàn có thể được thực hiện trên căn bản tự nguyện và mang tính chất quan hệ kết ước bình đẳng, sòng phẳng thông qua cơ chế bảo hiểm giá cả.

Có thể giá bảo hiểm sẽ không cao so với giá thị trường ở thời điểm thương phẩm khan hiếm; nhưng giá này thật sự là chiếc phao cứu hộ dành cho người làm muối một khi thị trường lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa. Trên hết, cơ chế bảo hiểm giá có thể giúp người sản xuất nhỏ, ít vốn băng qua các thời kỳ biến động, mất cân đối cung cầu một cách an toàn, giúp họ cảm thấy được bảo vệ và từ đó yên tâm với công việc sản xuất.

Suy cho cùng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm giá cả trong nông nghiệp, như một mảng của hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội, chính là một phần nội dung sứ mạng của một nhà nước gọi là của dân, do dân và vì dân.

TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar