28/06/2020 19:39 GMT+7

Chiếc cổng kỳ lạ tuyệt đẹp vừa phát lộ ở kinh thành Huế: Không chỉ có một

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Theo người dân địa phương, không chỉ có một, còn một chiếc cổng nhỏ kỳ lạ tuyệt đẹp giống hệt cái vừa phát lộ nằm sau nhà một hộ dân chưa di dời khỏi kinh thành Huế.

Thêm một chiếc cổng gạch nhỏ tuyệt đẹp trên kinh thành Huế được phát hiện - Video: NHẬT LINH

Nhà nguyên cứu Nguyễn Xuân Hoa sau khi nhận được tin này đã thốt lên: "Thật bất ngờ!"

Không chỉ có một

Sau khi phát hiện chiếc cổng nhỏ kỳ lạ tuyệt đẹp khi giải tỏa một nhà dân ở khu vực kinh thành Huế, chúng tôi tiếp tục đến khu vực chiếc cổng để tìm tư liệu. Theo người dân địa phương, không chỉ một mà có đến hai cái cổng gạch như vậy.

Chiếc cổng thứ 2 nằm ở phía bên kia cầu Lương Y, sau nhà một hộ dân. Nếu đặt cầu Lương Y ở giữa thì 2 chiếc cổng này nằm ở vị trí tả, hữu.

Chiếc cổng mới này nằm ngay sau nhà bà Lê Thị Đào (phường Thuận Lộc, TP Huế). Do hộ của bà Đào chưa di dời khỏi kinh thành Huế nên chiếc cổng này chưa được phát lộ.

Bà Đào cho biết chiếc cổng này đã tồn tại ở đây trước khi gia đình bà đến ở, cách đây hơn 40 năm. Do phía sau là bụi lau rậm rạp, sợ trộm đột nhập nên gia đình đã dùng khối bêtông táp lô bịt kín cổng lại.

Theo quan sát, chiếc cổng này được xây giống hệt chiếc cổng vừa được phát lộ với bảy lớp gạch có giật cấp. Phiến đá xanh đặt bên dưới chiếc cổng còn nguyên vẹn hơn chiếc cổng mới phát lộ mà theo người dân, đá có dấu hiệu bị mòn là do chủ nhà cũ thường dùng làm lối đi ra sau đường phòng lộ để trồng rau, đi vệ sinh.

Tương tự như chiếc cổng kia, cổng mới này dẫn lối ra phía sau đường phòng lộ tiếp giáp Hộ thành hào và sông Ngự Hà. Với kiểu kiến trúc này, người qua cổng phải khom người.

Chiếc cổng kỳ lạ tuyệt đẹp vừa phát lộ ở kinh thành Huế: Không chỉ có một - Ảnh 2.

Chiếc cổng gạch nhỏ mới bị bịt kín - Ảnh: NHẬT LINH

Chiếc cổng kỳ lạ tuyệt đẹp vừa phát lộ ở kinh thành Huế: Không chỉ có một - Ảnh 3.

Chiếc cổng mới nằm sau một nhà dân chưa được giải tỏa khỏi kinh thành Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Có thể là lối đi của vệ binh giữ thành

Nhận được thông tin, nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa đã thốt lên "Thật bất ngờ!". Xem qua ảnh, ông Hoa đánh giá chiếc cổng mới này còn nguyên vẹn hơn so với cổng vừa phát lộ trước.

Theo ông Hoa, đây có thể là lối dẫn ra đường phòng lộ của vệ binh giữ thành. Có thể ngày xưa có một đội vệ binh đóng ở gần đây có nhiệm vụ bảo vệ Đông thành Thủy Quan. Do nhiệm vụ bí mật nên có thể sách sử liên quan đến kinh thành Huế của triều Nguyễn không nhắc đến hai chiếc cổng này.

Ông Hoa cũng cho rằng có thể toàn hệ thống kinh thành Huế chỉ có duy nhất hai chiếc cổng kỳ lạ tuyệt đẹp này.

"Trong ngự chế của vua Minh Mạng viết về hai văn bia cầu Khánh Ninh và cầu Ngự hạ, vua đã mô tả rất kỹ khu vực này như lan can phía đông cao hơn phía tây hay chi tiết có trổ 13 pháo nhãn, nhưng không thấy nhắc đến hai chiếc cổng trên" - ông Hoa nói.

Chiếc cổng kỳ lạ tuyệt đẹp vừa phát lộ ở kinh thành Huế: Không chỉ có một - Ảnh 4.

Chiếc cổng gạch nhỏ được thiết kế với bảy lớp gạch có giật cấp - Ảnh: NHẬT LINH

Chiếc cổng kỳ lạ tuyệt đẹp vừa phát lộ ở kinh thành Huế: Không chỉ có một - Ảnh 5.

Khối đá xanh bên dưới bị mòn do người dân thường đi qua đây để trồng rau, đi vệ sinh - Ảnh: NHẬT LINH

Đã được phát hiện và ghi nhận từ lâu

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, hai chiếc cổng này đã được trung tâm phát hiện và chụp ảnh tư liệu từ lâu.

Theo nguồn tư liệu do trung tâm cung cấp, hai chiếc cổng này được linh mục Léopold Michel Cadière ghi trong cuốn "Kinh thành Huế: Địa danh" với tên gọi "cổng trái và phải Đông thành Thủy Quan" và đánh dấu trên bản đồ ở vị trí 121.

Nguồn tư liệu này cũng cho biết theo Đại Nam nhất thống chí ở vị trí này có đặt xưởng đại bác và có vệ bính 20 người để canh giữ Đông Thành thủy quan. Hai cánh cổng này nhằm mục đích cho binh lính thuận tiện tuần tra đường phòng lộ bên ngoài thành.

Chiếc cổng kỳ lạ tuyệt đẹp vừa phát lộ ở kinh thành Huế: Không chỉ có một - Ảnh 6.

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã cắm biển cảnh báo để lực lượng dọn dẹp mặt bằng ở đây cẩn thận khi giải tỏa mặt bằng - Ảnh: NHẬT LINH

Chiếc cổng kỳ lạ tuyệt đẹp vừa phát lộ ở kinh thành Huế: Không chỉ có một - Ảnh 7.

Khu vực cánh cổng nhỏ bằng gạch ở phía chân cầu Lương Y - Ảnh: NHẬT LINH

Giải tỏa khu thượng thành Huế, bất ngờ xuất lộ một chiếc cổng gạch tuyệt đẹp

TTO - “Việc giải tỏa dân cư thượng thành Huế vừa làm xuất lộ một chiếc cổng nhỏ tuyệt đẹp, rất độc đáo” - nghe chúng tôi báo tin, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa háo hức lên đường đến ngay chân cầu Lương Y (Đông thành Thủy Quan) của Huế để xem

NHẬT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar