12/01/2024 17:30 GMT+7

Chi phí lao động cao khiến Pháp khó thu hút đầu tư ở châu Âu

Tập đoàn ô tô điện Trung Quốc BYD đã chọn Hungary thay vì Pháp để xây dựng nhà máy đầu tiên ở châu Âu, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Pháp.

Chi phí lao động cao khiến Pháp khó thu hút đầu tư ở châu Âu- Ảnh 1.

Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire đến Bắc Kinh tham dự Đối thoại Kinh tế và Tài chính Trung Quốc - Pháp tại Nhà khách Bang Điếu Ngư ngày 29 tháng 7 năm 2023. Ảnh: reuters.com

Nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu Trung Quốc đến với châu Âu bằng khẩu hiệu mỹ miều 'Hãy xây dựng ước mơ của bạn'. Nhưng giấc mơ của nước Pháp, vốn luôn nuôi hy vọng được thấy BYD xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện đầu tiên ở châu Âu trên lãnh thổ của mình, đã bay biến vào ngày 22-12-2023. Tập đoàn Trung Quốc cuối cùng đã chính thức thông báo chọn Hungary để thực hiện dự án nói trên.

Giống như Đức hay Tây Ban Nha, Pháp đã mời gọi 'gã khổng lồ' Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang cạnh tranh với Tesla để giành vị trí dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực ô tô điện. Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã tới Bắc Kinh vào mùa hè năm 2023 để thuyết phục ông chủ công ty. Việc nhận được 'cái gật đầu' của BYD sẽ là một chiến thắng đối với Chính phủ Pháp, nơi đang đặt mục tiêu sản xuất 2 triệu ô tô điện vào năm 2030 và coi việc tái công nghiệp hóa là 'kim chỉ nam' trong chính sách kinh tế của mình.

Nhưng đề ra mục tiêu thì dễ, còn làm thế nào để hiện thực hóa mục tiêu mới là vấn đề. Để khôi phục sức hấp dẫn của nước Pháp như một điểm đến hàng đầu châu Âu, Tổng thống Emmanuel Macron đã tập trung mọi nỗ lực trong chính sách trọng cung kể từ năm 2017: Cắt giảm gần 30 tỉ euro thuế doanh nghiệp, giảm phí đầu tư và liên tục có các diễn văn thân thiện với doanh nghiệp.

Các khoản trợ cấp và tiêu chuẩn đã đạt đến mức hoàn thiện kể từ đại dịch COVID-19 để cạnh tranh với Trung Quốc và Mỹ, những quốc gia hiện đang không ngần ngại áp dụng chính sách bảo hộ một cách công khai. Tuy nhiên, thách thức không chỉ dừng ở góc độ kinh tế và cả hai nhà lãnh đạo Emmanuel Macron và Bruno Le Maire đều biết rõ một thực trạng, đó là quá trình phi công nghiệp hóa kéo dài ở Pháp đã tạo ra chủ nghĩa dân túy trên quy mô lớn.

Chính sách thu hút của Tổng thống Macron đã đạt đến giới hạn. Đối thủ đầu tiên của Pháp không phải ở nơi tận cùng thế giới mà nằm ngay trong Liên minh châu Âu (EU). 

Điều thực sự khiến Hungary trở nên khác biệt chính là chi phí lao động. Mức lương tối thiểu tại nước thành viên này hiện thấp nhất ở EU, chỉ sau sau Bulgaria, với tổng thu nhập 579 euro mỗi tháng, thấp hơn ba lần so với ở Pháp (1.709 euro) và bằng một nửa so với ở Tây Ban Nha (1.167 euro). Một lợi thế cạnh tranh lớn đến mức các cơ quan công quyền của Pháp khó có thể "bù lại" bằng các khoản tín dụng thuế và giảm phí.

Bất chấp mọi nỗ lực nhằm giảm chi phí lao động trong 10 năm qua, Pháp sẽ không bao giờ có thể cạnh tranh với các nước có mức lương thấp ở 'Lục địa Già' - trước là Bồ Đào Nha, Cộng hòa Czech hay Slovakia, bây giờ là Hungary và tới đây có thể sẽ là Serbia, Albania, Ukraine... Tất nhiên, với rất nhiều khoản trợ cấp mà Chính phủ ban hành, Pháp đã thu hút được một số nhà đầu tư đến xây dựng các nhà máy sản xuất pin ở phía Bắc đất nước, nhưng những nhà máy này, vốn có tính tự động hóa rất cao, trên thực tế chỉ sử dụng rất ít nhân công.

Lựa chọn có sẵn cho Chính phủ Pháp là rất ít. Theo chuyên gia Eric Kirstetter của công ty tư vấn Roland Berger có trụ sở tại Paris, Pháp chỉ còn cách "thúc đẩy các nhà sản xuất tiến hành tự động hóa hơn nữa các nhà máy để không còn phụ thuộc vào chi phí lao động". Được robot hóa hoàn toàn, các nhà máy sẽ chỉ tuyển dụng một số lượng nhỏ nhân viên có trình độ cao, chịu trách nhiệm bảo trì và vận hành. 

Như vậy, Pháp sẽ một lần nữa trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu như mong muốn và nhà nước sẽ thu được nguồn thu từ thuế. "Thách thức là tạo ra số lượng nhà máy gấp đôi với số lượng nhân viên trên mỗi nhà máy chỉ bằng một nửa", chuyên gia Eric Kirstetter nhấn mạnh.

Tuy nhiên, tối ưu về kinh tế không nhất thiết là tối ưu về xã hội và càng không phải là tối ưu về mặt chính trị. Vậy, điều này có nghĩa là Pháp đang thua trong cuộc cạnh tranh? Không hoàn toàn. Con đường quy chuẩn và các biện pháp "có đi có lại" có thể thay thế các loại thuế hải quan cũ.

Các biện pháp như thiết lập thuế carbon ở biên giới, chỉ áp dụng tiền thưởng sinh thái đối với các phương tiện được sản xuất trên đất châu Âu, chế tài đối với các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh... có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Chính các hàng rào ở biên giới châu Âu, hiện có hoặc đã được lên kế hoạch, đã thúc đẩy BYD quyết định xây dựng một nhà máy ở châu Âu thay vì ở khu vực Maghreb ở châu Phi./.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Rầm rộ bán hàng trên máy bay; 'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 11-5-2025

Điểm tin 18h: Rầm rộ bán hàng trên máy bay; 'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Điểm tin 8h: Hàn Quốc lại khủng hoảng giáo dục y khoa; Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Điểm tin 8h ngày 11-5: Đại sứ quán VN tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân; Tin mẹo dân gian, nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ; Taliban bắt 14 người vì dám hát hò; Thương mại TQ vẫn tăng...

Điểm tin 8h: Hàn Quốc lại khủng hoảng giáo dục y khoa; Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Điểm tin 18h: Xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM; Khởi công rạch Xuyên Tâm

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 10-5-2025

Điểm tin 18h: Xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM; Khởi công rạch Xuyên Tâm

Fidovn được trao danh hiệu Thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam

Ngày 13-4, Công ty TNHH Fidovn được trao 2 chứng nhận “Top 10 Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam” và “Môi trường Làm việc Tốt nhất 2025” tại lễ công bố “Thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam - Vietnam Leading Brands 2025” do Viện Nghiên cứu Kinh tế Châu Á tổ chức.

Fidovn được trao danh hiệu Thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam

'Hành trình kết nối xanh': Địa đạo Củ Chi - Vùng đất thép

“Hành trình kết nối xanh” lần này có sự góp mặt của diễn viên Thuận Nguyễn và fashionista, diễn viên Hồ Thu Anh (vai Ba Hương trong phim “Địa Đạo”) sẽ mang đến những trải nghiệm, câu chuyện và ký ức của một thời khói lửa tại vùng đất thép Củ Chi.

'Hành trình kết nối xanh': Địa đạo Củ Chi - Vùng đất thép

EVNCPC thăm và tặng quà người lao động nhân Tháng Công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân, ngày 9-5, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã đến thăm hỏi, trao quà và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động Xí nghiệp điện cao thế Đắk Nông và Đội sữa chữa Hottlie trực thuộc PC Đắk Nông.

EVNCPC thăm và tặng quà người lao động nhân Tháng Công nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar