08/03/2022 18:43 GMT+7

Chi phí đầu vào tăng 'chóng mặt', nhiều doanh nghiệp mong hỗ trợ thuế, phí

NGUYỄN TRÍ
NGUYỄN TRÍ

TTO - Xăng dầu, chi phí vận chuyển tăng, giá nguyên vật liệu tăng 30-70%... khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Do đó, Nhà nước cần lùi thời gian thu phí cảng biển, giảm thuế phí, hỗ trợ vốn vay, tăng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng vận tải...

Chi phí đầu vào tăng chóng mặt, nhiều doanh nghiệp mong hỗ trợ thuế, phí - Ảnh 1.

Chi phí tăng cao khiến việc cạnh tranh, xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp gặp khó - Ảnh: N.TRÍ

Đó là đề xuất của đại diện các hội ngành nghề tại hội nghị giao ban với các tổ chức hội quý 1-2022 do Sở Công thương TP.HCM tổ chức chiều 8-3.

Giá nguyên liệu tăng đến 70%

Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Hoàng Phú Xuân - phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM - cho biết giá sợi cotton 2 năm qua tăng gần 70%, nguyên phụ liệu ngành dệt may trong nước cũng tăng 40% nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Do đó, thời điểm này để có giá cạnh tranh, doanh nghiệp cần rất sự hỗ trợ, đặc biệt xem xét tính toán lại mức phí, và lùi thời gian áp dụng thu phí sử dụng cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn TP theo quy định mới.

"Nguyên phụ liệu trong nước hiện chỉ đáp ứng khoảng 30% nên doanh nghiệp may mặc phải nhập khẩu nguyên liệu, dẫn đến chịu cả hai đầu phí là xuất và nhập. Do đó, nếu không xem xét lại việc thu phí thì nhiều doanh nghiệp sẽ đuối sức", bà Xuân lo lắng.

Theo ông Lương Công Huỳnh - tổng thư ký Hội Dây và cáp điện TP.HCM, do nguồn cung đồng, nhôm trong nước hạn chế nên hầu hết nguồn vật liệu này doanh nghiệp phải nhập khẩu với giá tăng liên tục dẫn đến khó khăn trong sản xuất, cạnh tranh.

Ngoài ra, Nhà nước quy định giảm thuế VAT với nhiều mặt hàng nhưng thông tin danh mục những mặt hàng chịu mức giảm này vẫn chưa được công bố rộng rãi nên việc giảm thuế nhiều nơi vẫn chưa triệt để, rõ ràng.

Là ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu tăng ổn định với mức tăng bình quân 15%/năm trong 2 năm qua, nhưng ông Bùi Hữu Thêm - phó tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM - cho biết vẫn gặp nhiều thách thức.

Cụ thể, chi phí xuất khẩu vẫn ở mức cao, đặc biệt đi Mỹ và châu Âu với mỗi container đi Mỹ (bờ Đông) phải trả trên dưới 22.000 USD, tăng gần 10 lần so với lúc ổn định. Ngoài ra, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên ngành chế biến gỗ vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt lao động lành nghề.

"Hơn 95% doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô vừa và nhỏ, trong khi xuất khẩu đồ gỗ phải cạnh tranh lớn khi nhiều quốc gia giảm giá. Do đó, Nhà nước cần sớm có các giải pháp để giảm giá nguyên vật liệu, xăng dầu được chừng nào tốt chừng đó", ông Thêm kiến nghị. 

Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Văn Khánh - tổng thư ký Hội Da giày TP.HCM - cho biết các chi phí đầu vào tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp đang suy nghĩ việc có nên làm hàng xuất khẩu hay không khi gồng gánh quá nhiều chi phí.

Điểm yếu logistics kìm hãm sự phát triển

Để giảm giá thành đầu vào, ông Khương Văn Thuấn - chủ tịch Hội Doanh nhân cựu chiến binh TP.HCM - cho rằng ngoài ưu đãi trực tiếp vào thuế, phí, TP.HCM nên xem xét quy hoạch, phát triển mạnh hệ thống logistics, đặc biệt đối với khu vực TP Thủ Đức với các cảng lớn. Đồng thời, quy hoạch logistics phải gắn liền với vận tải đường thủy nội địa sẽ giúp giảm kẹt xe, lưu thông thuận lợi... từ đó góp phần giảm giá thành đầu vào.

Nhận định logistics là điểm yếu của Việt Nam, bà Lê Thị Hồng Loan - phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí - điện TP.HCM - cho rằng hệ thống logistics trong nước yếu kém gây nghẽn chuỗi cung ứng và đẩy giá thành lên cao. 

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp có thêm đề nghị như dành quỹ đất để phát triển hạ tầng, vận tải, kho bãi, cảng; hỗ trợ nguồn vốn; gia tăng xúc tiến thương mại xuất nhập khẩu, liên kết vùng, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn lao động...

Ghi nhận ý kiến đại diện các hiệp hội, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết đơn vị sẽ tiếp thu các khó khăn, đề xuất của các doanh nghiệp và sớm đưa ra các giải pháp hỗ trợ chi tiết cho từng lĩnh vực.

TP.HCM vẫn kỳ vọng vào sự hồi phục và phát triển

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, năm 2022 TP.HCM vẫn kỳ vọng lớn vào sự hồi phục và phát triển. Theo đó, TP sẽ tập trung triển khai các nội dung chính như kêu gọi đầu tư vào các trung tâm logistics, phối hợp triển khai hình thành khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghiệp cao. Ngoài ra, tăng cường hỗ trợ, đồng hành với các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến, kích cầu...

Kiến nghị dời thời điểm thu phí cảng biển tại TP.HCM

TTO - Các hiệp hội cho rằng việc triển khai thu phí hạ tầng cảng biển dự kiến bắt đầu từ ngày 1-4 tới đây chưa hợp lý về thời điểm cũng như mức phí chưa công bằng.

NGUYỄN TRÍ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng miền Tây bán lề đường chỉ 30.000 đồng/kg

Thời gian gần đây, các điểm bán lẻ sầu riêng mọc lên hai bên lề đường với những biển quảng cáo bắt mắt: 30.000 đồng/kg; sầu riêng bao ăn…

Sầu riêng miền Tây bán lề đường chỉ 30.000 đồng/kg

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Liên quan hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất sản phẩm này.

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Giá chào bán nhà ở Anh đạt mức đỉnh mới

Đây là năm thứ năm liên tiếp giá chào bán đạt mức kỷ lục vào tháng 5, thời điểm thị trường bất động sản Anh đạt mức sôi động nhất.

Giá chào bán nhà ở Anh đạt mức đỉnh mới

Giá cà phê bật tăng trở lại sau nhiều phiên giảm

Sau nhiều phiên giảm, giá cà phê trong nước và thế giới bật tăng trở lại, đặc biệt cà phê Robusta giao dịch trên sàn tăng khá mạnh so với thường thấy.

Giá cà phê bật tăng trở lại sau nhiều phiên giảm

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc đã đến tham quan Cảng quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An).

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Nhiều người thắc mắc vì sao không thấy tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông góp vốn sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt trên dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar