31/08/2023 16:02 GMT+7

Chị lao công nhặt ve chai: 'Điêu đứng vì đầu tư vào Mỹ Hạnh’

12 năm đi quét rác, nhặt ve chai dành dụm được 350 triệu đồng, chị V.T.H. đã đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của Tập đoàn Mỹ Hạnh, nhưng đến nay đang đứng trước nguy cơ mất trắng.

Chị H. (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết số tiền 350 triệu đồng đầu tư vào Tập đoàn Mỹ Hạnh chị đã dành dụm trong suốt 12 năm đi quét rác, nhặt ve chai - Ảnh: QUANG THẾ

Chị H. (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết số tiền 350 triệu đồng đầu tư vào Tập đoàn Mỹ Hạnh chị đã dành dụm trong suốt 12 năm đi quét rác, nhặt ve chai - Ảnh: QUANG THẾ

Gửi đơn phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, cả trăm người dân ở Hà Nội, Hải Dương... cho biết vì tin vào lời mời gọi góp vốn sinh lời "hấp dẫn" nên họ đã đầu tư vào Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (gọi tắt là Tập đoàn Mỹ Hạnh, trụ sở tại số 39 đường Nguyễn Quốc Trị, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tuy nhiên từ tháng 9-2022 đến nay tập đoàn này cứ "khất lần" tiền lãi, gốc.

Sau khi đầu tư vào Mỹ Hạnh, cuộc sống nhiều gia đình gần như bế tắc

Ngày 31-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chị V.T.H. (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết xảy ra sự việc này chị rất bức xúc. Đây là số tiền đã dành dụm trong suốt 12 năm đi quét rác, nhặt ve chai ở Hà Nội.

Nhiều người 'dở khóc dở mếu' với dự án trồng sâm Ngọc Linh của Tập đoàn Mỹ Hạnh

Chị H. đầu tư vào Tập đoàn Mỹ Hạnh với mong muốn lấy tiền hằng tháng cho con ăn học. 

Theo chị, cũng vì đầu tư vào đây không lấy được tiền lãi, gốc như đã cam kết trước đó của Tập đoàn Mỹ Hạnh mà vợ chồng chị lục đục, rồi ly hôn, còn hai đứa con đang tuổi ăn, tuổi học, biết bao khoản phải chi tiêu mà không có tiền. 

Chị nói hiện tại đang rất bế tắc, những ngày tới chưa biết phải vay mượn ra sao để lấy tiền trang trải cuộc sống. 

Chị cho biết thêm chị làm công nhân môi trường, quét rác ở khu vực đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội), tranh thủ thời gian hằng ngày đi nhặt ve chai kiếm thêm thu nhập. Được Tập đoàn Mỹ Hạnh giới thiệu làm ăn lớn, uy tín, có nhiều dự án trồng sâm Ngọc Linh nên chị đã nghe theo.

Nhà đầu tư tìm đến Tập đoàn Mỹ Hạnh nhưng không gặp được nhân viên, lãnh đạo của tập đoàn - Ảnh: QUANG THẾ

Nhà đầu tư tìm đến Tập đoàn Mỹ Hạnh nhưng không gặp được nhân viên, lãnh đạo của tập đoàn - Ảnh: QUANG THẾ

"Nhặt ve chai, đầu tư vào Mỹ Hạnh... nhà mình còn gì đâu. Nhiều đêm nằm ngủ chỉ biết khóc thôi. Mình là lao công làm gì có thời gian, điều kiện mà đi đòi lại tiền được", chị H. nói.

Chị này cho hay số tiền 350 triệu đồng mua cổ phần chị nhờ em dâu đứng tên 150 triệu đồng, còn lại mình 200 triệu đồng. Tập đoàn Mỹ Hạnh cam kết lãi nhà đầu tư được nhận 2,5%/tháng, nhưng mới trả được 3-4 tháng rồi "ngắt luôn". Cả trăm người dân đã rút tiền gửi tiết kiệm, tiền dành dụm để dưỡng già đổ hết vào đầu tư. Đến nay, bà chủ tịch Mỹ Hạnh "bặt vô âm tín".

Gửi đơn đến Tuổi Trẻ, bà Đ.T.V. (74 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay năm 2022 bà đã ký 4 hợp đồng. Trong đó, 1 hợp đồng hợp tác đầu tư trồng sâm Ngọc Linh giá trị 100 triệu đồng, lãi suất 2%/tháng và 3 hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giá trị 2,4 tỉ đồng, lãi suất 2,5%/tháng. Tuy nhiên trong suốt quá trình nắm giữ cổ phần, bà V. không được Tập đoàn Mỹ Hạnh mời họp đại hội cổ đông.

"Trong suốt gần 1 năm nay, không chỉ tôi mà hàng trăm người dân từng ký hợp đồng trồng sâm Ngọc Linh, chuyển nhượng cổ phần, góp vốn, vay vốn… đã đến trụ sở tập đoàn đòi lại tiền nhưng đều bất thành", bà V. nói.

Bà V. cho hay số tiền bà đầu tư là công sức tích cóp cả đời. Từ cuối năm 2022 đến nay, bà đổ bệnh, nhiều lần viết đơn lên tập đoàn yêu cầu bà Phạm Mỹ Hạnh - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (người trực tiếp ký hợp đồng với nhà đầu tư) - trả tiền nhưng vẫn không nhận được hồi âm.

"Trước những lần nằm viện, tôi thường đến trụ sở tập đoàn với mong muốn lấy được một phần tiền đã đầu tư để chữa bệnh, nhưng rồi không được giải quyết nên rất bức xúc", bà V. nói.

Đỉnh núi Ngọc Linh, nơi đang được người dân, doanh nghiệp trồng sâm dưới tán rừng - Ảnh: LÊ TRUNG

Đỉnh núi Ngọc Linh, nơi đang được người dân, doanh nghiệp trồng sâm dưới tán rừng - Ảnh: LÊ TRUNG

Người của Tập đoàn Mỹ Hạnh từng đến vườn sâm Ngọc Linh khảo sát, "làm màu"

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Văn Mẫn - phó chủ tịch huyện Nam Trà My (Quảng Nam) - cho biết: "Có lần người của Tập đoàn Mỹ Hạnh đến các vườn sâm ở huyện khảo sát. Họ cũng "làm màu", quay hình ảnh quảng cáo, tạo lòng tin".

Theo ông, hiện ở địa phương có 18 doanh nghiệp thuê môi trường rừng với hơn 360ha để đầu tư trồng sâm. Tuy nhiên, trong số này lại không có Tập đoàn Mỹ Hạnh.

"Người của Mỹ Hạnh có đến nhà vườn khảo sát rồi sau đó không làm chi hết, cũng không thuê môi trường rừng trồng sâm. Mình sợ họ lên quay hình ảnh rồi lợi dụng đó quảng cáo tầm bậy tầm bạ, trong khi không trồng sâm mà bán sâm Ngọc Linh. Thực tế Mỹ Hạnh không đầu tư gì ở Nam Trà My", ông Mẫn khẳng định.

Trả lời câu hỏi trách nhiệm của địa phương ở đâu, sao không có biện pháp cứng rắn để kiểm soát việc này, ông Mẫn nói: "Hồi đó làm sao biết được. Họ chỉ đi khảo sát mà, thực tế không có vùng nguyên liệu ở huyện".

Một củ sâm Ngọc Linh tại hội thi sâm do UBND huyện Nam Trà My tổ chức đầu tháng 8-2023 - Ảnh: LÊ TRUNG

Một củ sâm Ngọc Linh tại hội thi sâm do UBND huyện Nam Trà My tổ chức đầu tháng 8-2023 - Ảnh: LÊ TRUNG

Còn ông Trần Duy Dũng - chủ tịch UBND huyện Nam Trà My - cho hay mới có báo cáo cung cấp thông tin cho Công an Cầu Giấy (Hà Nội) liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh.

Theo ông Dũng, từ trước đến nay tập đoàn này chưa bao giờ liên hệ chính danh để làm việc với UBND huyện cũng như Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Trà My. Và huyện cũng chưa từng có thỏa thuận vị trí, đề xuất chủ trương, phê duyệt phương án sử dụng môi trường rừng cho Tập đoàn Mỹ Hạnh trồng sâm Ngọc Linh.

Ông Dũng cho biết thêm: "Sâm Ngọc Linh rất có giá trị. Hiện nay tỉnh, huyện chú trọng phát triển loại sâm này. Không trồng sâm mà quảng cáo có vườn đang trồng sâm Ngọc Linh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Những ai làm trái pháp luật thì cần phải xử lý nghiêm".

Trong khi đó, như đã thông tin, ngày 30-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Tân (thời điểm quay clip có chức vụ giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh) - từng giới thiệu Tập đoàn Mỹ Hạnh đang hợp tác với nhiều công ty trồng sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam - cho biết: "Khi đó, tôi làm theo công việc, hợp đồng, làm công ăn lương. Sau này có việc hợp tác hay không thì tôi không rõ".

Sự thật về dự án trồng sâm Ngọc Linh hoành tráng của Tập đoàn Mỹ Hạnh

Tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khẳng định trên địa bàn không có bất kỳ dự án đầu tư phát triển trồng sâm Ngọc Linh của Tập đoàn Mỹ Hạnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Người dân và bộ đội biên phòng đã cứu thành công hai cậu cháu tắm biển Liên Chiểu, Đà Nẵng. Cách đây hai ngày khu vực biển này cũng từng xảy ra đuối nước làm hai người tử vong.

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

3 ngư dân tử vong do ngạt khí ngay trong hầm tàu cá

Một vụ tai nạn lao động thương tâm trên biển đã cướp đi sinh mạng của 3 ngư dân tỉnh Bến Tre, đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn lao động trong ngành nghề đầy rủi ro này.

3 ngư dân tử vong do ngạt khí ngay trong hầm tàu cá

Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc lãng phí nghiêm trọng, phức tạp

Theo hướng dẫn, Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc gây lãng phí nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc lãng phí nghiêm trọng, phức tạp

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Được tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể rộng hơn 47ha nhưng Công ty Sơn Hải bỏ hoang không thực hiện.

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Thêm 2 nghi phạm đầu thú về tội bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản

Hai nghi phạm đã đầu thú hé lộ đường dây bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản trên biển quy mô lớn. Ít nhất 31 bị can đã bị khởi tố, trong đó có 4 nghi phạm tự thú. Ai liên quan hãy liên hệ ngay để được hưởng chính sách khoan hồng.

Thêm 2 nghi phạm đầu thú về tội bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Bộ Tổng tham mưu đã làm việc với các cơ quan, đơn vị về đề án tổ chức lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar