20/09/2006 13:59 GMT+7

Chế độ quân chủ lập hiến ở Thái Lan

ĐÀO TUẤN (Theo Liberation)
ĐÀO TUẤN (Theo Liberation)

TTO - Thái Lan là Vương quốc quân chủ lập hiến, diện tích khoảng 500.000 km2, được bao quanh bởi vịnh Thái Lan, biển Andaman và Ấn Độ Dương. Đất nước này có 63 triệu dân, trong đó 94% là người Thái, 4% người Hoa; ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái, nhưng tiếng Hoa, Mã Lai và tiếng Anh được dùng rất phổ biến.

Phóng to
Binh sĩ đảo chính canh giữ gần tòa nhà chính phủ ngày 20-9-2006 - Ảnh: AP
TTO - Thái Lan là Vương quốc quân chủ lập hiến, diện tích khoảng 500.000 km2, được bao quanh bởi vịnh Thái Lan, biển Andaman và Ấn Độ Dương. Đất nước này có 63 triệu dân, trong đó 94% là người Thái, 4% người Hoa; ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái, nhưng tiếng Hoa, Mã Lai và tiếng Anh được dùng rất phổ biến.

Thái Lan tự hào chưa bao giờ bị đô hộ như những nước khác trong khu vực. Một cuộc đảo chính vào ngày 24-6-1932, đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nhà nước quân chủ lập hiến.

Thường xuyên chịu bất ổn về chính trị, nhưng sự trị vì của nhà vua Bhumibol Adulyadej vẫn kéo dài nhất trong lịch sử nước này. Dưới thời của ông, Thái Lan từng có gian đoạn phát triển rất hưng thịnh từ năm 1946 cho đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Nhà vua Bhumibol vừa kỷ niệm 60 năm trị vì vào tháng sáu vừa qua.

Bên cạnh nhà vua (chỉ mang tính nghi thức), Thủ tướng là người quyết định tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội… của đất nước. Tỷ phú Thaksin Shinawatra giữ vị trí Thủ tướng từ tháng 1-2001.

Chiến thắng của Đảng Thai Rak Thai (TRT), của ông trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 1-2005, cho phép ông trở thành lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử đứng đầu chính phủ trong hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị - tài chính nổ ra vào tháng 1-2006, buộc ông phải giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử trước thời hạn vào ngày 2-4-2006, với chiến thắng cũng thuộc về TRT, do các Đảng đối lập tẩy chay bầu cử.

Kết quả của cuộc bầu cử này cuối cùng bị hủy bỏ vào ngày 8-5-2006, trước sức ép của những cuộc biểu tình rầm rộ của phe đối lập. Tòa án quyết định bầu cử lại (sẽ diễn ra vào giữa tháng 10 tới) và ông Thaksin vẫn giữ chức Thủ tướng lâm thời cho tới khi Quốc hội mới được bầu và chọn Thủ tướng mới...

Nhưng, với tuyên bố tiếp tục ứng cử, ông Thaksin đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe đối lập. Sự bất mãn trong quân đội đối với ông cũng tăng cao (quân đội Thái Lan với 300.000 binh sĩ, trong đó 200.000 bộ binh, 60.000 hải quân và 40.000 không quân).

Từ năm 2003, nước này bắt đầu đối mặt với một loạt các cuộc khủng hoảng: viêm đường hô hấp cấp (SARS), cúm gia cầm, sóng thần và sự nổi dậy của phong trào Hồi giáo ở các tỉnh miền Nam khiến 1.500 người thiệt mạng.

Nhưng việc bất mãn với Chính phủ của ông Tharsin đã lên đến đỉnh điểm vào tối hôm qua 19-9-2006, khi Tướng Sonthi Boonyaratkalin chỉ huy lực lượng đảo chính lật đổ Chính phủ giữa lúc ông Thaksin đang ở New York dự phiên họp của Đại Hội đồng LHQ.

ĐÀO TUẤN (Theo Liberation)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar