14/07/2019 12:55 GMT+7

Chạy xuyên Việt 'cùng' Thiện Nhân

QUỐC NAM
QUỐC NAM

TTO - Tháng 7, miền Trung nắng như đổ lửa. Trên quốc lộ 1, chàng trai trẻ dáng dong dỏng cao vẫn một mình miệt mài chạy bộ hướng từ Bắc vào Nam...

Chạy xuyên Việt cùng Thiện Nhân - Ảnh 1.

Nắng nóng dữ dội ở miền Bắc và Trung là thử thách lớn nhất của Hoàng - Ảnh: QUỐC NAM

Chàng trai ấy là Bùi Huy Hoàng, 25 tuổi, người Hà Nội. Bắt đầu từ hồ Gươm, Hoàng đã chạy bộ trên tuyến đường này gần một tháng qua.

40 ngày thử thách

Đến hôm nay, hơn 1.500km đã được Hoàng chinh phục. Và chàng trai sẽ tiếp tục chạy đến khi nào tới điểm cuối cùng là Hội trường Thống Nhất ở TP.HCM.

Tôi hỏi Hoàng sao lại chọn chạy bộ xuyên Việt với vô số thử thách? Chàng trai trẻ nhoẻn miệng cười: "Tôi đang mang theo một sứ mệnh. Và tôi đã có bạn đồng hành".

Hoàng bắt đầu chạy lúc 5h sáng 16-6 tại hồ Gươm. Ngay những bước chạy đầu tiên, chàng trai đã gặp thử thách. Đó là những ngày miền Bắc và miền Trung đang trải đợt nắng nóng gay gắt nhất. "Nóng từ trên trời đổ xuống. Nóng từ mặt đường hắt lên. Nhiều lúc mình phải gắng lắm mới hoàn thành đoạn đường theo kế hoạch cho mỗi ngày chạy" - Hoàng kể.

Trước khi bắt đầu hành trình xuyên Việt, Hoàng từng thử thách một số cung đường ngắn hơn. Ban đầu là quanh hồ Tây dài 15km. Sau đó, cung Hà Nội - Hải Phòng hơn 100km cũng được Hoàng chinh phục. Rồi gần đây, chàng trai hoàn thành cung đường Đồ Sơn lên đỉnh Fanxipan dài khoảng 500km. 

Nhưng Hoàng nói hành trình chạy xuyên Việt lần này hoàn toàn khác. Lần đầu được rải bước qua ba miền dọc theo Tổ quốc, chàng trai trẻ tự đặt kế hoạch cho mình: mỗi ngày phải hoàn thành khoảng 50km đường...

Gặp tôi khi đang chạy qua địa phận Quảng Trị, Hoàng khoe bàn tay và đôi chân đen sạm vì cháy nắng. Đây cũng là thời điểm nóng gay gắt nhất. Hoàng phải điều chỉnh thời gian. Buổi sáng chạy từ 4h đến khoảng 10h. Chiều chạy từ 14h đến chập tối. "Tôi ước tính phải mất khoảng 40 ngày để hoàn thành xuyên Việt. Một hành trình đầy thử thách" - Hoàng tâm sự.

Chạy xuyên Việt cùng Thiện Nhân - Ảnh 2.

Hoàng chạy qua cây cầu vĩ tuyến lịch sử Hiền Lương - Ảnh: QUỐC NAM

"Chạy về phía dân"

Khoảng ngày thứ 10 của hành trình là ngày Hoàng thấy mất phương hướng nhất. Đó là lúc Hoàng chạy đến địa phận Quảng Bình và lạc vào tuyến đường tránh lũ ven biển lúc gần trưa. Đoạn đường này dài khoảng 33km mới cắt ra lại quốc lộ 1 và gần như không có nhà dân.

Đó cũng là lúc Hoàng thấy mình cần người dân nhất. "Chạy được khoảng 10km thì nước mang theo dần cạn. Chiếc xe đẩy tay phải đựng thêm nhiều hành trang khác nên không thể bỏ quá nhiều nước. Đường thì vẫn xa hun hút qua những đồi cát trắng. Tôi bắt đầu thấy bất an" - Hoàng nhớ lại.

Hoàng chỉ biết sải chân và hi vọng. Và rồi, hi vọng nhỏ nhoi ấy cũng xuất hiện. Từ xa, một chiếc xe máy chạy lại với một nông dân đứng tuổi. Nghe Hoàng kể hành trình chạy xuyên Việt, ông nhiệt tình chạy xe đi xin nước tiếp sức cho chàng trai Hà Nội.

Ngày thứ 11, Hoàng chạy đến đoạn cuối huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) thì trời tối. Gắng rảo bước thêm mấy kilômet vẫn không tìm được nhà nghỉ. Hoàng ghé liều một nhà dân bên đường xin ngủ nhờ. Chủ nhà nhìn hành trang xong kéo vô nhà mời cơm và sắp xếp chỗ ngủ luôn. 

Sáng đó, Hoàng dậy sớm để tiếp tục hành trình. Cả gia đình chủ nhà cũng dậy vẫy tay tiễn. Hoàng thấy thật ấm lòng. "Nếu không có người dân, hành trình dài này sẽ không thể thực hiện được" - Hoàng trải lòng.

Chạy "cùng" Thiện Nhân

Và rồi, Hoàng cũng tiết lộ với tôi về bạn đồng hành đặc biệt của mình. Người này không chạy cùng Hoàng trên mỗi mét đường. Nhưng chàng trai luôn thấy vững tâm trên từng bước chạy khi nghĩ đến bạn mình. Đó là cậu bé 13 tuổi mang cái tên rất đẹp: Thiện Nhân. Người mà trước ngày chạy không lâu Hoàng đã vô tình "quen" trên báo Tuổi Trẻ.

Hoàng nhìn thấy ở Thiện Nhân ý chí sống mãnh liệt. Cậu bé bị bỏ rơi ở bãi đất hoang từ lúc mới sinh. Đến khi được tìm thấy thì nhiều phần cơ thể đã bị thú hoang cắn nát. Thiện Nhân đã kiên cường trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để tái tạo những phần cơ thể bị mất.

Hoàng cũng biết thông tin về quỹ Thiện Nhân do bà Trần Mai Anh, mẹ nuôi Thiện Nhân, lập ra để giúp những hoàn cảnh không may mắn như Thiện Nhân. Chàng trai trẻ quyết định mang theo thông điệp vận động cho quỹ Thiện Nhân trên suốt hành trình chạy của mình. Hoàng muốn sẽ có thêm nhiều trẻ bất hạnh được giúp đỡ.

Ngược lại, hình ảnh Thiện Nhân cũng giúp chàng trai có thêm động lực vượt thử thách trên đường xuyên Việt. "Quỹ Thiện Nhân là động lực để tôi tiếp tục lan tỏa thông điệp về tình nhân ái, về sự chung tay và niềm tin về thế giới còn nhiều điều tốt đẹp" - Hoàng nói.

Ngày Hoàng bắt đầu hành trình ở hồ Gươm, bà Trần Mai Anh có mặt. Bà đến đơn giản vì qua một người bạn được biết có cậu thanh niên chạy bộ xuyên Việt mang theo hình ảnh con mình.

"Tôi ở đây với Hoàng, nhìn cậu ấy cười hiền bắt đầu một hành trình khó khăn của đời mình, hành trình chỉ có mình Hoàng với không biết những gì đón đợi phía trước. Mỗi chúng ta khi chào đời là đã bắt đầu bước vào một hành trình của riêng mình. Trên đường đời chúng ta đi muôn vàn những khoảnh khắc không thể có những người thân yêu, những đau khổ phải vượt qua, những khoảnh khắc thật đơn độc.

Đơn độc bởi sự thật là không một ai sống hộ được cuộc đời người khác.

Thiện Nhân phải tự mình vượt qua nhiều mốc thời gian của cuộc đời mình là những ca phẫu thuật, những bước đi thiếu hụt một bên chân, những biến chuyển tâm lý khó nắm bắt. Hoàng thấy mình ở đâu đó cũng như hành trình của Thiện Nhân vậy" - bà Mai Anh viết khi Hoàng vừa bắt đầu...

Mình chưa là gì cả

Chạy qua Nghệ An, Hoàng bắt gặp một người đi xe ba bánh. Thấy lốp xe người này non hơi, Hoàng hỏi có cần bơm giúp không? Dừng nói chuyện, Hoàng mới biết người này cũng đang trên hành trình xuyên Việt. "Mình thấy mắt cay cay. Trước đây cứ ngỡ rằng mình mạnh mẽ lắm. Nhìn thấy chú chân bị liệt, nhìn thấy Thiện Nhân... mới thấy mình thực sự chưa là gì cả" - Hoàng ghi nhật ký hành trình.

Ba năm cho một hành trình

hoang thien nhan 1 7(read-only)

Hoàng chạy dọc quốc lộ 1 đoạn Quảng Trị - Ảnh: Q.NAM

Ấp ủ hành trình chạy bộ xuyên Việt từ năm 2016, khi đó Hoàng coi một bộ phim Mỹ kể về chàng trai với hành trình chạy bộ xuyên nước Mỹ. Lúc đó, Hoàng tự nhủ: "Nước Mỹ rộng lớn thế người ta còn chạy được. Thì sao mình không thể chạy xuyên nước Việt mình?". Chàng trai bắt đầu tích lũy dần. Cả sức bền và kinh phí. Sức bền thì thanh niên trẻ như Hoàng có thể rèn luyện dần. Nhưng kinh phí cho hành trình dài 40 ngày qua hơn 1.700 cây số với Hoàng là thử thách lớn.

Thu nhập từ công việc nhân viên bán hàng thể thao của Hoàng khá thấp, nên phải gắng hết sức tiết kiệm. Hơn ba năm trời, Hoàng mới dám thực hiện hành trình lịch sử của đời mình.

TTO - Các giải chạy bộ VN thời gian gần đây, mọi người thường ấn tượng với hình ảnh 5 người phụ nữ xinh đẹp, ăn mặc tươi mát, thường về tốp đầu và luôn mang theo nụ cười sảng khoái. Còn trong cộng đồng chạy bộ RFF (Chạy để vui), họ đã quá quen

QUỐC NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar