24/03/2025 12:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cháy rừng bùng phát mạnh tại nhiều nước

Những ngày gần đây xảy ra hàng loạt vụ cháy rừng nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, gây thiệt hại lớn và khiến nhiều người thiệt mạng.

Cháy rừng nghiêm trọng tại nhiều nước, chuyện gì xảy ra? - Ảnh 1.

Cháy rừng bùng phát ở tỉnh Okayama, miền tây Nhật Bản ngày 23-3 - Ảnh: KYODO NEWS

Nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với tình trạng cháy rừng đáng báo động, đặc biệt tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Nhật Bản chữa cháy rừng suốt đêm, hàng nghìn người sơ tán

Sáng 24-3, các vụ cháy rừng tại vùng núi của hai tỉnh phía tây Nhật Bản, Okayama và Ehime, đang lan rộng bất chấp nỗ lực dập lửa suốt đêm của lực lượng cứu hỏa.

Chính quyền địa phương đã ban hành lệnh sơ tán đối với gần 2.800 cư dân để đảm bảo an toàn, hiện vẫn chưa có báo cáo về thương vong.

Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (GSDF) đã triển khai hàng chục xe cứu hỏa và trực thăng tham gia chữa cháy theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

Theo cơ quan chức năng, tính đến sáng 24-3, vụ cháy rừng tại tỉnh Okayama đã thiêu rụi 250ha, trong khi tại Ehime đám cháy lan rộng ra 119ha.

Trước đó vào cuối tháng 2, Nhật Bản cũng chứng kiến một vụ cháy rừng lớn bùng phát ở thành phố Ofunato thuộc tỉnh Iwate ở đông bắc, kéo dài 12 ngày và thiêu rụi khoảng 3.000ha rừng.

Hơn 20 đám cháy rừng khắp Hàn Quốc, 3 lính cứu hỏa thiệt mạng

Ngày 23-3, Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc cho biết ít nhất bốn người đã thiệt mạng và sáu người bị thương trong các vụ cháy rừng nghiêm trọng tại thành phố Ulsan, tỉnh Gyeongsang Bắc và tỉnh Gyeongsang Nam.

Theo Hãng tin Yonhap, trong số bốn người thiệt mạng, ba người là lính cứu hỏa và một người là công chức.

Hơn 9.000 nhân viên cứu hỏa và 105 trực thăng đã được huy động để dập lửa. Các vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 6.300ha rừng, gây ảnh hưởng đến nhiều khu dân cư. Trước tình trạng khẩn cấp, hơn 1.500 cư dân đã phải sơ tán.

Đám cháy này đã gây thiệt hại cho nhiều nhà dân và nhiều di sản quốc gia - trong đó cây bạch quả với tuổi đời lên tới 900 năm cũng đã bị tàn phá.

Trong cuộc họp ứng phó thảm họa, quyền Tổng thống Choi Sang Mok nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm an toàn cho các nhân viên cứu hỏa và cam kết huy động mọi nguồn lực để kiểm soát tình hình.

Theo Hãng tin Reuters, trong ngày 22-3, có hơn 20 đám cháy rừng bùng phát trên khắp Hàn Quốc.

Bang của Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp

Cháy rừng nghiêm trọng tại nhiều nước, chuyện gì xảy ra? - Ảnh 3.

Đám cháy Black Cove tại hạt Polk, bang North Carolina, Mỹ - Ảnh: FOX WEATHER

Vụ cháy rừng tại hạt Polk (phía tây bắc bang North Carolina, Mỹ) ngày 22-3 (giờ địa phương) buộc nhiều cư dân phải sơ tán khi lực lượng cứu hỏa khẩn trương kiểm soát ngọn lửa. Thống đốc bang South Carolina cũng ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với một vụ cháy rừng lớn đang lan rộng.

Sở An toàn công cộng North Carolina cảnh báo tầm nhìn tại khu vực này sẽ bị hạn chế và các tuyến đường có thể bị phong tỏa nếu quá trình sơ tán diễn ra chậm trễ.

Theo công cụ theo dõi cháy rừng của Sở Lâm nghiệp North Carolina, hiện có ba đám cháy được ghi nhận tại hạt Polk, trong đó hai đám cháy lớn nhất đã lan rộng từ 4,4 - 4,9km2. Cháy rừng cũng được ghi nhận tại các hạt lân cận như Burke, Madison và Stokes, nơi tiếp giáp với bang Virginia.

Cùng ngày 22-3, tại bang South Carolina, Thống đốc Henry McMaster đã ban bố tình trạng khẩn cấp để huy động nguồn lực ứng phó với đám cháy bùng phát tại dãy núi Blue Ridge thuộc hạt Pickens. Đám cháy này đã thiêu rụi 45ha rừng.

Ngoài ra, tại bang New Jersey, cơ quan cứu hỏa rừng cũng đang nỗ lực khống chế vụ cháy rừng tại quận Wharton, hạt Morris, từ ngày 21-3. Tính đến sáng 23-3, diện tích bị thiêu rụi đã lên tới 7km2, song lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát được khoảng 50% đám cháy.

Cháy rừng làm tăng ô nhiễm ozone tầng mặt đất

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho biết cùng với khí thải từ đất, các đám cháy rừng đang thúc đẩy sự gia tăng ô nhiễm ozone tầng mặt đất, gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe con người.

Giáo sư Ian Faloona, nhà hóa học khí quyển tại Đại học California, Davis nhận định: "Chúng ta đang bước vào một chế độ ô nhiễm không khí mới".

Bằng cách phân tích dữ liệu vệ tinh và quan sát mặt đất, nhóm nghiên cứu của ông đã tách biệt được các nguồn góp phần tạo ozone trong các lưu vực không khí chính ở tây nam Mỹ. Họ phát hiện rằng lượng khí thải nitrogen oxide (NOx) từ đất và cháy rừng đang ngày càng làm tăng mức ozone, với mức độ phát thải ngang bằng với các nguồn nhân tạo như ô tô và nhà máy trong toàn bộ khu vực này.

Ozone tầng mặt đất thường được tạo ra từ các chất ô nhiễm khác phản ứng với ánh nắng mặt trời và không khí tù đọng. Nó đã được chứng minh gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, bao gồm tăng bệnh đường hô hấp, rối loạn sinh sản, tử vong sớm và một số loại ung thư.

Cháy rừng ở Mỹ: Người cha đổi mạng để cứu con trai

Người dân tiểu bang Oklahoma (Mỹ) đồng loạt tưởng nhớ, xem ông Allen Ferguson như một anh hùng, sau khi ông qua đời vì cứu con trai 15 tuổi khỏi đám cháy rừng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar