02/03/2023 10:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Châu Âu thúc đẩy múi giờ riêng cho Mặt trăng

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết các tổ chức vũ trụ trên thế giới đang xem xét cách tốt nhất để Mặt trăng có thời gian riêng.

Châu Âu thúc đẩy múi giờ riêng cho Mặt trăng - Ảnh 1.

Tuần này Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết các tổ chức vũ trụ trên khắp thế giới đang xem xét cách tốt nhất để đẩy múi giờ cho Mặt trăng - Ảnh: AP

Với nhiều nhiệm vụ trên Mặt trăng hơn bao giờ hết, Cơ quan Vũ trụ châu Âu  (ESA) muốn thiết lập cho Mặt trăng múi giờ riêng.

Theo Hãng tin AP, ý tưởng này được đưa ra trong một cuộc họp ở Hà Lan vào cuối năm 2022, với những người tham gia đồng ý về nhu cầu cấp thiết phải thiết lập "thời gian tham chiếu Mặt trăng chung".

Ông Pietro Giordano, kỹ sư hệ thống định vị của ESA, cho biết: "Một nỗ lực chung quốc tế hiện đang được triển khai để đạt được điều này".

Hiện tại, một sứ mệnh Mặt trăng được diễn ra theo thời gian của quốc gia đang vận hành sứ mệnh đó.

Các quan chức không gian châu Âu cho biết múi giờ Mặt trăng được quốc tế chấp nhận sẽ giúp mọi người hoạt động dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi nhiều quốc gia và thậm chí cả các công ty tư nhân đều đang nhắm đến Mặt trăng và NASA chuẩn bị gửi phi hành gia lên "chị Hằng".

NASA đã phải vật lộn với câu hỏi về thời gian trong khi thiết kế và xây dựng Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) cách đây 25 năm.

Hiện nay, trạm vũ trụ không có múi giờ riêng, nhưng nó chạy theo giờ phối hợp quốc tế, hay UTC, dựa trên đồng hồ nguyên tử một cách tỉ mỉ.

Điều đó giúp phân chia chênh lệch múi giờ giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ Canada và các chương trình không gian hợp tác khác ở Nga, Nhật Bản và châu Âu.

Theo ESA, nhóm nghiên cứu quốc tế về thời gian trên Mặt trăng đang tranh luận về việc liệu một tổ chức duy nhất có nên thiết lập và duy trì thời gian riêng trên Mặt trăng hay không.

Ngoài ra còn có các vấn đề kỹ thuật để xem xét. ESA cho biết đồng hồ trên Mặt trăng chạy nhanh hơn trên Trái đất, tăng khoảng 56 micro giây mỗi ngày. Vấn đề phức tạp hơn nữa, tiếng tích tắc xảy ra trên bề mặt Mặt trăng sẽ khác so với trên quỹ đạo Mặt trăng.

Có lẽ quan trọng nhất, thời gian Mặt trăng sẽ phải thực tế đối với các phi hành gia ở đó, ông Bernhard Hufenbach của ESA lưu ý.

"Đây sẽ là một thách thức khá lớn" với mỗi ngày trên Mặt trăng kéo dài bằng 29,5 ngày Trái đất. Nhưng sau khi đã thiết lập một hệ thống thời gian hoạt động cho Mặt trăng, chúng ta có thể tiếp tục làm điều tương tự cho các điểm đến hành tinh khác", ông Hufenbach nói.

Con người sẽ 'vắt' nước từ đá Mặt trăng?

Với thành công của sứ mệnh Artemis 1, sự hiện diện của con người trên Mặt trăng ở tương lai gần và nước trở nên rất quan trọng. Do vậy, các nhà khoa học đang tìm cách chiết xuất nước từ đá Mặt trăng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar