09/09/2015 15:40 GMT+7

Châu Âu nhận 120.000 người tị nạn, vùng Vịnh "đóng cửa"

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Trong khi cuộc khủng hoảng nhập cư đang khiến các nước châu Âu đau đầu, các quốc gia giàu có vùng Vịnh vẫn kiên quyết không tiếp nhận người tị nạn.

Người nhập cư Syria vượt qua biên giới Hi Lạp ngày 8-9 - Ảnh: Reuters

“Các nước khác cần làm nhiều hơn” – phó giám đốc Nadim Houry của Tổ chức Giám sát nhân quyền hối thúc các nước Bắc Phi và Trung Đông như Kuwait, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Ông Houry chỉ trích các nước giàu chỉ đứng nhìn cuộc khủng hoảng là “đáng xấu hổ”.

Lo ngại nguy cơ khủng bố

Các quan chức Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Qatar và UAE biện hộ họ đã chi hàng triệu USD cho Liên Hiệp Quốc để giúp đỡ người tị nạn, trong đó riêng UAE đóng góp hơn 530 triệu USD.

Các nước này sau đó “đá” lời kêu gọi sang các nước khác, cho rằng vùng Vịnh không phải là khu vực duy nhất không tiếp nhận người tị nạn.

Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, các nước có thu nhập cao như Nga, Nhật Bản, Singapore hay Hàn Quốc đều không đưa đề nghị hỗ trợ người tị nạn.

Giới phân tích nhìn nhận các nước vùng Vịnh lo ngại làn sóng nhập cư có thể gây mất cân bằng xã hội và nguy cơ bị tấn công khủng bố bởi những thành phần ủng hộ nhà lãnh đạo Bashar al-Assad của Syria nhằm trả thù việc các nước vùng Vịnh ủng hộ lực lượng chống ông Assad.

Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng vùng Vịnh như Saudi Arabia, Qatar có trách nhiệm giúp đỡ những người tị nạn của cuộc chiến mà các nước này có liên quan.

Châu Âu tiếp nhận 120.000 người tị nạn

Về vấn đề người nhập cư, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 9-9 đưa ra kế hoạch “toàn diện và nhanh chóng” để giải quyết cuộc khủng hoảng đang gây rối loạn khu vực này.

Theo BBC, đề xuất bao gồm việc phân chia hạn ngạch tiếp nhận bắt buộc đối với các nước Liên minh châu Âu đối với khoảng 120.000 người nhập cư, trong đó các nước gồm Ý, Hi Lạp, Hungary, Đức, Pháp và Tây Ban Nha sẽ tiếp nhận khoảng 60%.

“Người châu Âu chúng ta nên nhớ rằng châu Âu là một lục địa nơi hầu hết tất cả mọi người đều có lúc là người tị nạn” – chủ tịch EC Jean-Claude Juncker kêu gọi.

Đức ủng hộ kế hoạch này nhưng nhiều nước như CH Czech, Slovakia, Ba Lan, Romania phản đối việc tiếp nhận bắt buộc.

Trong khi đó, Thủ tướng Úc Tony Abbott hôm nay công bố nước này sẽ tiếp nhận thêm 12.000 người di cư từ Syria, đồng thời chi khoảng 31 triệu USD cho các tổ chức hỗ trợ người tị nạn nhằm góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hệ thống chính trị Mỹ không có chỗ cho một đảng lớn thứ ba, trong khi chính ông Musk có thể là nguồn cơn lớn khiến chính đảng mới thành lập của mình thất bại.

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hezbollah tuyên bố 'không đầu hàng hay từ bỏ vũ khí' trước sức ép của Mỹ và Israel

Đặc phái viên Mỹ về Syria dự kiến sẽ tới thủ đô Beirut của Lebanon trong ngày 7-7 để thảo luận với giới chức nước chủ nhà về đề xuất giải giáp phong trào Hezbollah trước cuối năm nay.

Hezbollah tuyên bố 'không đầu hàng hay từ bỏ vũ khí' trước sức ép của Mỹ và Israel

Thủ tướng Israel bị sức ép biểu tình phải đạt thỏa thuận với Hamas

Hàng ngàn người Israel đã xuống đường biểu tình liên tiếp những ngày qua để yêu cầu chính phủ nhanh chóng đạt thỏa thuận giải cứu toàn bộ các con tin đang bị lực lượng Hamas cầm giữ.

Thủ tướng Israel bị sức ép biểu tình phải đạt thỏa thuận với Hamas

Bộ Công an Trung Quốc thông báo về phối hợp triệt phá các trung tâm lừa đảo ở Myanmar

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 6-7 cho biết hơn 5.400 nghi phạm người Trung Quốc có liên quan đến gian lận viễn thông tại Myawaddy, Myanmar, đã được hồi hương từ đầu năm đến nay.

Bộ Công an Trung Quốc thông báo về phối hợp triệt phá các trung tâm lừa đảo ở Myanmar

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Có đơn yêu cầu bắt giữ cựu tổng thống Hàn Quốc Yoon

Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc Cho Eun Suk đã nộp đơn, yêu cầu lệnh bắt cựu tổng thống Yoon Suk Yeol vì những cáo buộc liên quan tình trạng thiết quân luật ông ban bố cuối năm ngoái.

Có đơn yêu cầu bắt giữ cựu tổng thống Hàn Quốc Yoon
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar