09/05/2025 18:00 GMT+7

Châu Âu khát khoáng sản, Romania nắm ‘tấm vé vàng’ nhờ kho báu bị lãng quên

Nỗ lực của EU nhằm giảm phụ thuộc vào các nguyên liệu chiến lược đang hồi sinh hàng loạt dự án khai khoáng bị bỏ hoang ở Romania.

Romania - Ảnh 1.

Mỏ đồng Rosia Poieni, gần Rosia Montana, miền tây Romania - Ảnh: elpais.com

Đã 21 năm trôi qua kể từ khi Romania đóng cửa mỏ graphite lớn nhất châu Âu với lý do không còn hiệu quả kinh tế. Ngày nay, khu mỏ ở Baia de Fier - một xã nằm cách thủ đô Bucharest 235 km về phía tây - chỉ còn là một cảnh tượng hoang tàn với những tòa nhà đổ nát, máy móc hoen gỉ và kết cấu kim loại mục rữa. Nhưng khu mỏ tưởng chừng đã bị quên lãng này đang chuẩn bị được hồi sinh bởi công ty Muối Romania, trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu đang thay đổi.

Theo tờ El Pais, mỏ graphite từng sử dụng khoảng 500 công nhân nay sẽ được đầu tư gần 200 triệu euro (227 triệu USD) để khởi động lại, sau khi được Ủy ban châu Âu xếp vào nhóm ba mục tiêu chiến lược tại Romania vào cuối tháng 3 vừa qua. 

Sáng kiến này là một phần trong chiến lược giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào các nguyên liệu chiến lược - đặc biệt từ Trung Quốc - giữa lúc trật tự địa chính trị toàn cầu đang dịch chuyển.

Tổng cộng, Romania sẽ nhận 615 triệu euro (698 triệu USD) từ Brussels. "Khai thác graphite sẽ thúc đẩy các công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô, chẳng hạn như pin xe điện và hệ thống lưu trữ năng lượng, cũng như trong điện tử và sản xuất máy móc" - bà Andreea Nestian, giám đốc tài chính của A3Build, một công ty tư vấn chuyên về khai khoáng, giải thích.

Hai loại khoáng sản quý khác mà EU nhắm đến để khai thác tại Romania là magiê ở Budureasa và đồng ở Rovina - cả hai đều nằm ở phía tây đất nước. "Magiê là kim loại dùng để sản xuất hợp kim nhẹ trong các ngành ô tô, hàng không vũ trụ và quốc phòng", bà Nestian cho biết, nhấn mạnh rằng EU hiện gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu magiê.

Riêng mỏ đồng ở Rovina được xem là lớn thứ hai châu Âu - theo công ty Canada Euro Sun Mining, đơn vị nắm giấy phép khai thác. "Mặc dù không phải là khoáng chất hiếm, đồng đang ngày càng có nhu cầu cao do vai trò trong sản xuất chất bán dẫn, tuabin gió và các ngành công nghiệp như ô tô, hàng không và quốc phòng", A3Build phân tích thêm. 

"Romania có rất nhiều tài nguyên mà các nước thành viên EU có thể khai thác, nhưng chính quyền địa phương lại thiếu nhân lực và tài chính để thực hiện", bà Nestian nhận định.

Chính phủ Romania đã thông báo với Brussels rằng nước này sở hữu nhiều nguồn kim loại khác như titan, boron, thạch anh, phốt pho, germani, tungsten, gallium và đất hiếm, nhằm tranh thủ thêm hỗ trợ tài chính.

Theo Bộ trưởng Kinh tế Romania Bogdan Ivan, những khoáng sản này có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: từ hàng không vũ trụ, điện tử, thiết bị y tế, đến pin mặt trời và máy tính xách tay. Chúng cũng rất quan trọng với công nghệ bán dẫn, truyền thông di động, GPS, internet, cáp quang, tự động hóa và điện tử. 

Bộ Kinh tế Romania đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hai loại nguyên liệu thiết yếu: đất hiếm và titan, nhất là trong công nghiệp quốc phòng.

"Chúng tôi đang khai thác và chế biến hàng chục nghìn tấn nguyên liệu thô thiết yếu cho các ngành công nghiệp tương lai", Bộ trưởng Ivan nói. Hiện có 13 giấy phép khai thác hợp lệ đối với khoáng sản kim loại và chất thải từ khai thác mỏ ở Romania.

Tuy nhiên, thời điểm khai thác vẫn chưa được xác định cụ thể. Chính phủ Romania dự kiến sẽ đệ trình dự án khai thác lên Ủy ban châu Âu trong quý III năm nay. 

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Khoáng sản

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM; Khởi công rạch Xuyên Tâm

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 10-5-2025

Điểm tin 18h: Xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM; Khởi công rạch Xuyên Tâm

Fidovn được trao danh hiệu Thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam

Ngày 13-4, Công ty TNHH Fidovn được trao 2 chứng nhận “Top 10 Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam” và “Môi trường Làm việc Tốt nhất 2025” tại lễ công bố “Thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam - Vietnam Leading Brands 2025” do Viện Nghiên cứu Kinh tế Châu Á tổ chức.

Fidovn được trao danh hiệu Thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam

'Hành trình kết nối xanh': Địa đạo Củ Chi - Vùng đất thép

“Hành trình kết nối xanh” lần này có sự góp mặt của diễn viên Thuận Nguyễn và fashionista, diễn viên Hồ Thu Anh (vai Ba Hương trong phim “Địa Đạo”) sẽ mang đến những trải nghiệm, câu chuyện và ký ức của một thời khói lửa tại vùng đất thép Củ Chi.

'Hành trình kết nối xanh': Địa đạo Củ Chi - Vùng đất thép

EVNCPC thăm, tặng quà người lao động tại Đắk Nông

Ngày 9-5, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã thăm, tặng quà và động viên người lao động tại Xí nghiệp điện cao thế và Đội sửa chữa hotline Công ty Điện lực Đắk Nông.

EVNCPC thăm, tặng quà người lao động tại Đắk Nông

Hành trình khám phá văn hóa Hàn Quốc cùng AdenZ Travel

Tour Cao cấp Hàn Quốc Mùa Hè 2025 tuyến Seoul - Hoa Thành - Jeonju - Daejeon - DMZ là cơ hội để bạn khám phá vẻ đẹp của xứ sở Kim Chi theo một cách mới lạ.

Hành trình khám phá văn hóa Hàn Quốc cùng AdenZ Travel

Aqua ra mắt loạt tủ lạnh tích hợp tính năng ‘lấy nước ngoài’

Trước xu hướng tiêu dùng hiện đại, tủ lạnh Inverter đang trở thành lựa chọn không thể thiếu trong mỗi gia đình nhờ khả năng vận hành bền bỉ, tiết kiệm điện và tích hợp nhiều công nghệ tiện ích.

Aqua ra mắt loạt tủ lạnh tích hợp tính năng ‘lấy nước ngoài’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar