03/09/2017 14:56 GMT+7

Châu Âu bảo vệ công nghệ chủ chốt trước làn sóng Trung Quốc

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Liên Minh châu Âu (EU) đang soạn thảo các điều luật ngăn nước ngoài thâu tóm các công ty sở hữu những công nghệ quan trọng trước làn sóng thu mua từ Trung Quốc.

Châu Âu bảo vệ công nghệ chủ chốt trước làn sóng Trung Quốc - Ảnh 1.

Nhà sản xuất robot Kuka, Đức, lọt vào tầm ngầm của Trung Quốc năm ngoái gây nhiều lo ngại - Ảnh: DPA

"Chúng tôi đã nghe được các lo ngại về những nhà đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu nhà nước đang thâu tóm các công ty châu Âu nắm giữ những công nghệ chủ chốt. Đó không phải là một vấn đề đơn giản" - hãng tin Bloomberg ngày 2-9 dẫn lời bà Margrethe Vestager - Uỷ viên phụ trách cạnh tranh của EU.

Bà cho biết EU dự kiến sẽ đưa ra các đề xuất cứng rắn ngay trong mùa thu này.

Trước đó, vào tháng 7-2017, Đức đã triển khai các biện pháp nhằm ngăn các công nghệ tiên tiến lọt vào tay các nhà đầu tư nước ngoài sau khi tập đoàn Midea của Trung Quốc mua lại nhà sản xuất robot Kuka hồi năm ngoái. 

Thoả thuận gây nhiều lo ngại khi hoàn tất trót lọt mà không có sự phản ứng nào của chính quyền Đức hoặc EU.

Ngay sau hành động của Berlin, thủ tướng Anh Theresa May cũng cam kết sẽ có biện pháp tương tự. 

Một báo cáo chung của Đức, Pháp, Ý sau đó cũng kêu gọi Brussels hành động trước các vụ thâu tóm "mang động cơ chính trị" của nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Các lo ngại lớn dần theo cơn sốt đầu tư từ các công ty Trung Quốc tại châu Âu tăng theo cấp số nhân chỉ trong vài năm qua. 

Đầu tư trực tiếp của Bắc Kinh tại châu Âu hầu như chẳng có gì vào năm 2009 nhưng nhanh chóng nhảy vọt lên 13 tỉ euro năm 2014. Con số tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2015 và đạt đỉnh điểm 35 tỉ euro năm ngoái.

Đáng lo hơn khi xu hướng đầu tư của Trung Quốc chuyển từ đầu tư thu lời nhanh sang thâu tóm các công ty công nghệ cao, có tính sáng tạo của châu Âu. Nhiều công ty phát triển các công nghệ có thể áp dụng trực tiếp cho quân đội, theo báo Straits Times.

Phần lớn các vụ thâu tóm, khoảng 70%, là do các công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, theo Viện nghiên cứu Mercator có trụ sở tại Đức. 

Báo Straits Times liệt kê một ví dụ khiến người ta phải nghi vấn khi công ty ChemChina, trụ sở ở Bắc Kinh, dù vướng khoản nợ lớn gấp 9,5 lần doanh thu hàng năm nhưng có thể xoay sở 44 tỉ USD để thâu tóm công ty công nghệ sinh học Syngenta của châu Âu!

Theo hãng tin Bloomberg, chính quyền các nước châu Âu có quyền can thiệp nếu thoả thuận liên quan đến lợi ích quốc gia như quốc phòng, năng lượng, ổn định tài chính và an ninh.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều lỗ hổng trong quy định ngăn chặn. Chẳng hạn tại Đức, chính quyền hầu như không hay biết điều gì đang diễn ra bởi không có quy định nào bắt buộc các vụ thâu tóm của nước ngoài phải thông báo với nhà chức trách.

Ngoài ra, nhiều nước, đặc biệt là các thành viên nghèo hơn của EU, cũng ngần ngại ngăn cấm mạnh tay bởi sợ chọc giận các nhà đầu tư Trung Quốc.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ công tác đặc biệt, tấn công truy quét hàng giả

Thủ tướng yêu cầu trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất.

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ công tác đặc biệt, tấn công truy quét hàng giả

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Trần Đề khoảng 61.513 tỉ đồng, cần sử dụng khoảng 1.331ha đất và khoảng 148.000ha mặt nước.

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Ngày 14-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đầu năm 2025.

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ ngày 17-5

Sau hơn 20 ngày vận hành thực tế, từ 4h sáng 17-5-2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được chuyển sang khai thác tại nhà ga hành khách T3.

Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ ngày 17-5

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar