13/07/2016 09:11 GMT+7

Chất thải chôn tại trang trại giám đốc: Từ lò luyện cốc của Formosa

VĂN ĐỊNH - D.HÒA
VĂN ĐỊNH - D.HÒA

TTO - Từ lò luyện cốc của Formosa đến chất thải chôn tại trang trại của Giám đốc công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh ra sao?

Chất thải nghi xuất phát từ quá trình luyện cốc của Formosa chôn lấp tại trang trại của ông Lê Quang Hòa được khai quật lên - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Ngày 12-7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công an) đã vào cuộc điều tra việc chất thải rắn từ nhà máy của Formosa được chôn tại trang trại của ông Lê Quang Hòa - giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Ông Lê Nam Sơn, chánh thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường Hà Tĩnh, cho biết ngày 11-7, chi cục môi trường, thanh tra của sở này đã phối hợp với công an môi trường tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra trang trại của ông Lê Quang Hòa ở phường Kỳ Trinh, phát hiện trang trại này chôn lấp chất thải của Formosa. Hiện cán bộ môi trường đã lấy mẫu đưa đi xét nghiệm và lập biên bản vụ việc.

Giá xử lý 800.000 đồng/tấn

Chiều 12-7, Tuổi Trẻ đã tìm đến khu trang trại của ông Lê Quang Hòa. Tại trang trại này có hai cán bộ quản lý trật tự đô thị thị xã Kỳ Anh được cử đến bảo vệ hiện trường. Một trong hai người cho biết ngày 11-7 cơ quan chức năng đã khai quật 100 tấn chất thải của Formosa tại trang trại của ông Hòa để kiểm tra.

Ngay sau đó trang trại này đã cho người chôn lấp lại để tránh ảnh hưởng môi trường xung quanh. “Mặc dù đã chôn lấp nhưng vẫn ngửi thấy có mùi hôi hắc nồng” - ông Trần Khánh Cường, cán bộ quản lý trật tự đô thị, nói.

Ông Lê Nam Hà - 65 tuổi, một người dân ở xã Kỳ Lâm (huyện Kỳ Anh) mượn nhà và đất trang trại của ông Hòa để chăn nuôi trâu bò - cho biết khoảng một tháng nay ông thấy nhiều xe tải chở chất thải màu đen vào trang trại để chôn lấp. Chủ trang trại giải thích: dùng chất thải này để trồng cỏ nuôi bò...

Ông Trương Công Bình - bí thư phường Kỳ Trinh - có mặt tại hiện trường cho biết chính quyền địa phương không hay biết về việc chôn chất thải Formosa ở trang trại ông Hòa. Trang trại của ông Hòa nằm đầu nguồn nước dân sinh của phường nên việc chôn lấp chất thải ở đây khiến người dân lo ngại. Sau sự việc, phường đã đề xuất lên cấp trên phải chỉ đạo phía Công ty Môi trường đô thị bốc hết số chất thải này đi nhưng vẫn còn... chờ.

Được biết từ tháng 5-2016, Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh nhận hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải này với giá 800.000 đồng/tấn, khối lượng 10 tấn/tháng. Dù mới chỉ nhận hợp đồng chở chất thải hơn hai tháng nhưng tại nơi chôn lấp có đến 100 tấn chất thải. Về điều này, ông Hòa lý giải: trong hợp đồng nói 10 tấn/tháng nhưng có thể phát sinh vì khối lượng có thể tăng.

Xin chất thải về... trồng cỏ (!)

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Quang Hòa cho biết từ năm 2008 đến nay công ty này có ký hợp đồng xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp thông thường cho Formosa Hà Tĩnh.

Theo ông Hòa, 100 tấn chất thải chôn lấp ở trang trại được vận chuyển từ Nhà máy Formosa khoảng một tháng nay. Số chất thải này là bùn than thông thường. “Chúng tôi đã được Formosa gửi cho văn bản của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh chứng nhận là loại bùn này không chứa chất độc hại mà là chất thông thường. Do đó chúng tôi căn cứ văn bản này để ký hợp đồng với Formosa để xử lý chất thải” - ông Hòa nói.

Về nguyên nhân chất thải được Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh ký hợp đồng “tiêu thụ” nhưng sao lại chôn lấp ở trang trại của mình, ông Hòa giải thích: trang trại này trước đây là của ông nhưng nay đã chuyển nhượng cho ông Lê Thanh Hải (anh trai ông Hòa). Khi công ty vận chuyển chất thải này đi chôn lấp ở hố chôn được cấp phép tại xã Kỳ Tân (vùng lân cận trang trại ông Hòa) thì có rất nhiều người... xin, trong đó có ông Lê Thanh Hải xin về để... trồng cỏ.

Ông Hòa dẫn quy định của pháp luật: “Theo nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải phế liệu thì chúng tôi thấy chất bùn của Formosa thải ra có thể tái sử dụng được nên đã cho người dân để trồng cỏ”.

Tuy nhiên, ông Trương Công Bình không đồng tình với cách giải thích của ông Hòa: “Vô lý. Nếu trồng cỏ thì phải có quy trình báo cáo địa phương, vậy mà chúng tôi không hay biết?”.

Theo ông Hòa, sau khi cơ quan chức năng lập biên bản về vụ chôn lấp chất thải thì phía công ty đã tạm ngừng vận chuyển chất thải cho Formosa và đang chờ kết luận của cơ quan chức năng. Nếu chất thải này mà độc hại thì phía Formosa phải chịu trách nhiệm.

Chiều 12-7, Sở Tài nguyên - môi trường Hà Tĩnh đã làm việc với Công ty Formosa Hà Tĩnh và Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh để làm rõ nguồn gốc chất thải, hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải giữa hai đơn vị này.

Sở đã yêu cầu Formosa báo cáo quá trình hợp đồng xử lý chất thải với Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh. Theo ông Võ Tá Đinh - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường, hiện đang chờ kết luận chất thải có độc hại hay không để có hướng xử lý.

100 tấn chất thải Formosa là từ luyện cốc

Theo các cơ quan chức năng thì 100 tấn chất thải này là bùn ép từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp và tro than cốc, bùn than cốc từ lò cốc số 1 xưởng luyện cốc của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Trước đó, ngày 11-12-2015, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh đã lấy 4 mẫu chất thải rắn ở lò luyện cốc này gửi đi xét nghiệm. Đến ngày 25-12-2015, Viện khoa học và công nghệ môi trường thuộc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội kết luận các thông số cho thấy các mẫu bùn ép nằm trong danh mục chất thải nguy hại.

Do đó ngày 18-1-2016, chi cục này đã đề nghị phía Formosa quản lý, xử lý chất thải rắn theo nghị định số 38 của Chính phủ.

Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, Bộ Công an vào cuộc

Chiều 12-7, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường kiểm tra việc chôn lấp rác thải của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi có phản ánh việc chôn lấp rác thải của Formosa tại trang trại của giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh.

Cũng trong ngày, sau khi tiếp nhận thông tin, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công an) đã cử đoàn công tác vào Hà Tĩnh phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tiến hành giám định chất thải, điều tra quá trình chôn lấp, xác định mức độ gây hại của chất thải cũng như mức độ vi phạm... để xử lý.

THÂN HOÀNG - X.LONG

VĂN ĐỊNH - D.HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo đẩy nhanh dự án cầu đường Bình Tiên

Đây là công trình khởi đầu mạng lưới 10 đường trục chính tốc độ nhanh, giúp người dân rút ngắn thời gian đi từ trung tâm ra vành đai, cao tốc.

Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo đẩy nhanh dự án cầu đường Bình Tiên

Thủ đoạn tinh vi của nhóm sản xuất, mua bán hàng chục tấn ‘khí cười’ vừa bị công an triệt phá

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, nhóm bị can trong đường dây sản xuất, mua bán 'khí cười' (N₂O) hoạt động rất tinh vi. Nhóm này lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu hành vi phạm tội.

Thủ đoạn tinh vi của nhóm sản xuất, mua bán hàng chục tấn ‘khí cười’ vừa bị công an triệt phá

Cú 'bắt tay ngầm' trục lợi hàng chục tỉ của cựu giám đốc trung tâm lý lịch tư pháp và tài xế cũ

Từng là tài xế riêng, Phạm Quang Hậu trở thành “trợ thủ” đắc lực cho cựu giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Hoàng Quốc Hùng trong đường dây cấp phiếu lý lịch tư pháp sai quy định, nhận hối lộ hơn 43 tỉ đồng từ hơn 55.000 hồ sơ.

Cú 'bắt tay ngầm' trục lợi hàng chục tỉ của cựu giám đốc trung tâm lý lịch tư pháp và tài xế cũ

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Trước thông tin hoa hậu Thùy Tiên bị bắt tạm giam, nhiều bạn đọc bày tỏ tiếc nuối cho hình ảnh từng được yêu mến, song không ít ý kiến bức xúc, cho rằng người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi trục lợi từ sự tin tưởng của xã hội.

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng công an: Người nổi tiếng quảng cáo phải biết 'liêm sỉ'

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh người nổi tiếng phải thấy trách nhiệm với chính bản thân, với danh tiếng, đạo đức xã hội.

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng công an: Người nổi tiếng quảng cáo phải biết 'liêm sỉ'

Kịp thời ngăn cụ ông 71 tuổi ở Vũng Tàu định chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại

Một ngân hàng và công an ở Vũng Tàu kịp thời phát hiện, kéo dài thời gian để ngăn chặn kịp một cụ ông 71 tuổi chuẩn bị chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại.

Kịp thời ngăn cụ ông 71 tuổi ở Vũng Tàu định chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar