09/12/2004 18:59 GMT+7

Chất lượng giáo dục: Phần Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông đứng đầu

THANH HÀ
THANH HÀ

TTO - Phần Lan một lần nữa lại đứng ở vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng mới nhất về kỹ năng học tập đối với thanh thiếu niên 15 tuổi do Chương trình Đánh giá HSSV Quốc tế (PISA) của tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD) thực hiện.

Đánh giá này được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu về khả năng của HS trong bốn vấn đề: toán, đọc, khoa học và khả năng giải quyết vấn đề, ở 40 quốc gia gồm 29/30 nước thành viên OECD (riêng Anh không đủ thông tin nên không được đánh giá, xếp hạng) cộng với 11 quốc gia đối tác đại diện cho các châu lục. ở ĐNA chỉ có hai nước Thái Lan và Indonesia được tham gia đánh giá. Hơn 250.000 học sinh 15 tuổi tham dự cuộc khảo sát, nghiên cứu này.

Phần Lan đã giành được hai vị trí thứ nhất trong bốn nội dung đánh giá về đọc và khoa học, đứng thứ hai về toán và chỉ đứng thứ ba trong xếp hạng về khả năng giải quyết vấn đề. Trong một cuộc khảo sát được PISA tiến hành năm 2000, Phần Lan cũng đứng ở vị trí dẫn đầu.

Các quốc gia, khu vực lãnh thổ châu Á gồm Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ma Cao với thành tích cao trong toán học, khoa học và đặc biệt khả năng giải quyết vấn đề của HS, đã giành được những thứ hạng rất cao. Đặc biệt là Hàn Quốc được coi là một ngoại lệ đáng nể khi với thu nhập bình quân đầu người thấp hơn các nước thuộc OECD 30% nhưng HS Hàn Quốc lại giành được những thứ hạng rất cao, nằm trong top 5 cả bốn lĩnh vực, có vị trí cao hơn nhiều nước phát triển.

Nhưng cũng theo kết quả phân tích của PISA, thành tích thấp của một số quốc gia trong kết quả nghiên cứu này cho thấy những nỗ lực của các quốc gia này chưa đạt được tiến bộ đáng kể. Đồng thời chỉ ra khoảng cách ngày càng rộng hơn giữa các nước có chất lượng, hiệu quả giáo dục tốt nhất và kém nhất, giữa nước giàu và nước nghèo.

Thông qua kết quả nghiên cứu, cụ thể là ở môn toán, PISA phân tích: đối với cả HS và nhà trường có được kết quả tốt nhất thường là trong một môi trường có các yếu tố: có chuẩn mực đánh giá cao, được hỗ trợ bởi mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên và HS, HS dành sự nỗ lực, quan tâm thực sự và không phải chịu áp lực/quá lo sợ đối với môn học, phương pháp quản lý tích cực... ở hầu hết các quốc gia có thành tích cao đều thể hiện trách nhiệm cao, mối quan tâm của chính quyền, quan chức địa phương, của nhà trường đối với nội dung chương trình giáo duc, việc khai thác các nguồn lực...

PISA cũng so sánh giữa chất lượng giáo dục và các yếu tố quan trọng khác như: Mặc dù còn có những kết quả khác nhau, nhưng nhìn chung HS có cha mẹ có thu nhập cao được giáo dục tốt hơn và có môi trường văn hoá tốt hơn trong gia đình để phát triển. Kết quả giáo dục còn bị ảnh hưởng bởi môi trường giáo dục, cách phân loại đánh giá trong nhà trường, giới tính, mức độ quan tâm đến môn học....

THANH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar