23/09/2011 11:44 GMT+7

Chất lượng giáo dục đang thụt lùi?

NGUYỄN ĐƯỚC
NGUYỄN ĐƯỚC

TTO - Đọc bài viết Đầu vào tuyển sinh sư phạm: “tuột dốc” không phanh, tôi rất tâm đắc nhưng cảm giác rất buồn vì thực trạng giáo dục trong hiện tại cũng như tương lai của nền giáo dục nước ta thật sự đáng báo động!

Phóng to
Thí sinh tìm hiểu thông tin trước ngày thi tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong kỳ tuyển sinh năm 2011 - Ảnh: Như Hùng

Một thực tế đáng quan tâm hiện nay là hầu hết học sinh (trong đó thật sự có cháu của tôi) sau khi tốt nghiệp THPT đều ngó lơ và không chọn ngành sư phạm để học, dù hàng chục năm nay Nhà nước có nhiều chủ trương cũng như chính sách hỗ trợ sinh viên ngành sư phạm như miễn giảm học phí, cấp học bổng, hỗ trợ gia đình khó khăn... Đa số chỉ có những học sinh trong gia đình nghèo lựa chọn ngành sư phạm để không phải đóng học phí, bố mẹ đỡ vất vả gánh nặng nuôi con ăn học.

Chính sách của Nhà nước cho sinh viên ngành sư phạm vẫn chưa đủ, thực tế có nhiều trường “kêu” thiếu giáo viên các bộ môn nhưng nhiều sinh viên ngành sư phạm ra trường thất nghiệp không kiếm được việc làm?

Tôi biết có em thất nghiệp đến năm năm trời ở nhà phụ giúp cha mẹ. Nếu tìm được việc giảng dạy thì chỉ là hợp đồng ngắn hạn, kết thúc hợp đồng ở trường này phải lo chạy để kiếm hợp đồng giảng dạy ở trường khác.

Như trường hợp của đứa cháu bạn tôi, tốt nghiệp ĐH Sư phạm ngành toán ra trường từ năm 2005 đến giờ vẫn chưa vào biên chế một trường nào mà vẫn phải dạy hợp đồng, hết trường này đến trường khác. Một tiết giảng dạy vài chục ngàn đồng, mức lương không đủ sống phải dạy thêm đến khuya mới về nhà là chuyện thường ngày. Nhiều lúc học trò muốn đến thăm thầy giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam nhưng thầy thuê ở phòng trọ thì lấy đâu chỗ tiếp đón học trò?

Một thực trạng đáng lo ngại hơn cho nền giáo dục là nhiều ngành sư phạm, trong đó có sư phạm lịch sử, nhiều bài thi chỉ đạt điểm 0,25, cận điểm liệt nhưng vẫn đậu vào ngành sư phạm lịch sử và điều đó đồng nghĩa sau hơn bốn năm học và tốt nghiệp ra trường họ sẽ là những cử nhân sư phạm lịch sử, là những thầy giáo giảng dạy lịch sử trong tương lai truyền đạt lại kiến thức cho thế hệ tiếp theo?

Năm 1997 em trai tôi thi ba trường đậu hai trường, không đỗ vào trường đại học sư phạm khoa lịch sử dù tổng điểm cả ba môn thi đạt 15,5 điểm, trong đó môn lịch sử đạt 5,5 điểm.

Tôi chợt nghĩ không lẽ nền giáo dục của mình đang “tụt hậu”, thụt lùi so với cách đây gần 15 năm trước mà đáng lẽ ra theo thời gian phải phát triển và nâng tầm giáo dục của nước nhà lên mới phải.

Vì chất lượng của nền giáo dục nước nhà, tôi cho rằng nếu không đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào một số trường, một số ngành thì việc “đóng cửa” là điều tất yếu, cần thiết và dễ dàng thông cảm chứ không có chuyện cố hạ thấp điểm sàn để tuyển sinh cho được chỉ tiêu. Hạ điểm sàn đến mức không thể chấp nhận được cũng đồng nghĩa với việc hạ thấp chất lượng giáo dục và nền giáo dục nước nhà đang ngày càng đi xuống.

Bên cạnh đó, để ngành sư phạm thu hút nhiều người lựa chọn, ngành giáo dục cũng như nhà trường phải quan tâm nhiều hơn đến chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp, hỗ trợ nhà ở... cho giáo viên. Chỉ khi nào Nhà nước, nhà trường làm được những điều đó, tôi tin ngành sư phạm sẽ nâng cao được chất lượng cũng như thu hút nhiều nhân tài quan tâm đến ngành sư phạm hơn!

NGUYỄN ĐƯỚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar