12/01/2021 10:04 GMT+7

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng ngành tòa án hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Sáng nay 12-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của chánh án TAND tối cao, viện trưởng VKSND tối cao.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng ngành tòa án hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Ảnh 1.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong một lần trả lời phóng viên về vụ Hồ Duy Hải - Ảnh: LÊ KIÊN

"Không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế"

"Mặc dù số lượng công việc tăng (bình quân mỗi năm tăng khoảng 8%) với tính chất phức tạp, quy mô lớn và phải thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế nhưng các tòa án không ngừng đổi mới, triển khai nhiều biện pháp đột phá, sáng tạo nên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc hội giao" - ông Nguyễn Hòa Bình nói.

Theo ông, "việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội. Việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, vụ án hành chính bảo đảm khách quan, đúng pháp luật".

"Các phiên tòa thực hiện nghiêm chỉ thị của chánh án TAND tối cao về việc không hạn chế thời gian tranh tụng, căn cứ vào kết quả tranh tụng để đưa ra phán quyết".

Về phần hạn chế, Chánh án Nguyễn Hòa Bình thừa nhận "việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có năm vẫn chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội do số lượng đơn phải giải quyết rất lớn. Việc giải quyết các vụ án hành chính còn một số hạn chế".

Vẫn theo ông Bình, khó khăn mà ngành đang gặp phải là "số lượng công việc ngày càng tăng trong khi đó số lượng biên chế hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đã tạo ra áp lực rất lớn cho các tòa án".

Trình bày báo cáo, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí cho biết ngành kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố mới 375.884 vụ, tăng 1,2% so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

"Viện trưởng VKSND tối cao xác định chống oan, sai và chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm nhất của các đơn vị nghiệp vụ trong ngành" - ông nói.

Ngành kiểm sát cũng "quán triệt quan điểm không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế, quan tâm đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các chủ thể vi phạm khắc phục hậu quả; tăng cường các biện pháp nhằm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt".

"Đối với các trường hợp oan thuộc trách nhiệm của viện kiểm sát thì yêu cầu khẩn trương bồi thường, khắc phục hậu quả. Đồng thời, tăng cường năng lực, bảo đảm cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao thực sự là công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật dẫn đến oan, sai trong hoạt động tư pháp và góp phần làm trong sạch các cơ quan tư pháp".

Tuy vậy, ông Trí cũng thừa nhận vẫn "còn có trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam sau phải trả tự do không xử lý hình sự; còn để xảy ra một số trường hợp oan; trả hồ sơ để điều tra bổ sung do vi phạm tố tụng; chất lượng kháng nghị các vụ án hành chính còn thấp; tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội".

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng ngành tòa án hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Ảnh 2.

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí - Ảnh: Quochoi.vn

Làm rõ vì sao tỉ lệ giám đốc thẩm, tái thẩm chưa đạt yêu cầu

Trình bày báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, chủ nhiệm Lê Thị Nga chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng. Đáng quan tâm với ngành tòa án là "một số vụ án hành chính thời gian giải quyết còn dài. Tỉ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội (năm 2020 hủy là 2,62%; sửa là 2,54%); một số vụ án, thẩm phán có sự e ngại, nể nang nhất định đối với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương".

Ủy ban Tư pháp "đề nghị TAND tối cao đánh giá cụ thể hơn nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên, nhất là những nguyên nhân chủ quan để có các giải pháp khắc phục triệt để hạn chế này trong thời gian tới".

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, có hình thức xử lý đối với những thẩm phán có án bị sửa, hủy do lỗi chủ quan.

Vẫn theo đánh giá của Ủy ban Tư pháp, "tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các loại án chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội (là 60%). Do đó, TAND tối cao cần đánh giá cụ thể hơn các nguyên nhân và tiếp tục có giải pháp nâng cao chất lượng và số lượng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong nhiệm kỳ tới".

Đây cũng là vấn đề được đặt ra với VKSND tối cao: "Tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn chưa đạt chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội (là từ 60% trở lên). Riêng tại VKSND tối cao, mặc dù tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp và chưa đáp ứng yêu cầu của công tác này".

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát

Cơ quan công an bắt tạm giam ông Phạm Chiến Thắng - chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH thương mại Pha Lê Quảng Nam - vì đã thuê giang hồ chém cổ đông.

Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát

Bắt 3 bị can tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng

Từ một vụ bắt giữ ma túy, cơ quan điều tra phát hiện ba khẩu súng là vũ khí quân dụng được cất giấu trong căn nhà trọ, nên bắt giữ ba bị can liên quan.

Bắt 3 bị can tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng

Hai phụ nữ bắt cóc bé gái 7 tuổi ở Tây Ninh, chạy tới Long An thì bị bắt

Bà Hoa và bà Lan bắt cóc bé gái 7 tuổi, để gây áp lực đòi người mẹ của bé trả nợ 30 triệu đồng.

Hai phụ nữ bắt cóc bé gái 7 tuổi ở Tây Ninh, chạy tới Long An thì bị bắt

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Nhiều người thắc mắc vì sao không thấy tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông góp vốn sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt trên dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Ngày 20-5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với Nguyễn Văn Khánh, 29 tuổi, trú Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Phạt tù nhóm người lừa thuê ô tô ở miền Tây đem đi bán

Nguyễn Sơn Thông cùng đồng phạm đã sử dụng giấy tờ giả để lừa thuê xe, sau đó đem bán, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Phạt tù nhóm người lừa thuê ô tô ở miền Tây đem đi bán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar