30/04/2023 21:16 GMT+7

Chàng sinh viên mê chế tạo tàu ngầm mini

Đam mê tàu ngầm, bạn Phan Trần Phú (sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) đã tạo được 10 mô hình mô phỏng y như thật.

Chàng sinh viên mê chế tạo tàu ngầm mini - Ảnh 1.

Phan Trần Phú bắt đầu chế tạo tàu ngầm đến nay đã được 2 năm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Từ mê đồ chơi tới tàu ngầm

Vốn có đam mê từ khi học cấp 1, Phú từng chơi qua máy bay điều khiển, xe tăng, tàu, thuyền. Dần dần, Phú tự tìm tòi, học hỏi và chế tạo các món đồ chơi đó. 

Khi bắt đầu chặng đường sinh viên, Phan Trần Phú (sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) tình cờ thấy được những video về tàu ngầm trên mạng xã hội. 

Phú nhận ra đây không chỉ là món đồ chơi giải trí mà còn là niềm đam mê riêng của bản thân, thôi thúc cậu sinh viên năm 2 dám bứt phá vào con đường chế tạo. 

Sau 2 năm nghiên cứu và sáng chế, hiện tại Phú đã có hơn 10 mô hình tàu ngầm lớn nhỏ khác nhau. Những mô hình này chủ yếu dùng để chơi và trưng bày trong nhà. 

Hiện tại Phú chế tạo 2 mẫu mô hình: tàu ngầm Kilo 636 mô phỏng lại tàu ngầm quân sự, có thể bắn 2 ngư lôi và phóng tên lửa; tàu thám hiểm không người lái ROV, có thể truyền camera những hình ảnh trực tiếp cho người điều khiển.

Chàng sinh viên mê chế tạo tàu ngầm mini - Ảnh 3.

Hiện tại Phan Trần Phú có hơn 10 mô hình tàu lớn nhỏ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Khó khăn về tài liệu và nguyên vật liệu

Bộ môn này ở Việt Nam còn mới và chưa có bất kỳ hội nhóm nào, Phan Trần Phú đã tự tìm hiểu tài liệu nước ngoài, xem các video và mô phỏng lại theo trí tưởng tượng của bản thân.

"Về linh kiện, đa số tôi biến tấu từ máy bay điều khiển, xe tăng đồ chơi để chế tạo lại cho phù hợp. Tôi nghiên cứu và tạo ra sóng điều khiển từ không khí vào trong nước làm sao cho có độ xuyên thủng tốt thì tàu mới có thể chìm được dưới nước", Phú nói thêm.  

Tâm đắc ở mô hình tàu ngầm quân sự Kilo 636, Phan Trần Phú cho biết có nhiều kích cỡ khác nhau: chiếc dài 1m nặng 5kg; chiếc nhỏ hơn, 60cm nặng khoảng 3kg. 

Chàng sinh viên mê chế tạo tàu ngầm mini - Ảnh 4.

Phan Trần Phú nói đam mê tàu ngầm thôi thúc bạn sáng tạo - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

"Bộ phận quan trọng nhất của tàu ngầm Kilo 636 là bộ phóng tên lửa thẳng đứng. Chính sách của Việt Nam không cho sử dụng thuốc phóng nên tôi đã nghiên cứu chế tạo cho tàu sử dụng khí nén để có thể phóng tên lửa từ dưới nước lên không trung. Cần điều khiển tàu trong nơi có nước sạch, thấy được tàu di chuyển thì mới có thể điều khiển được", Phú chia sẻ.

TS Nguyễn Ngọc Phúc (giảng viên khoa kỹ thuật xây dựng Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) chia sẻ: "Các sản phẩm đồ chơi công nghệ của Phú chế tạo đã được giới chơi công nghệ đánh giá rất tốt. Các tính năng của sản phẩm khá đầy đủ so với tàu ngầm thật. Trong tương lai các sản phẩm đồ chơi công nghệ của Phú có khả năng phát triển ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và có tính thương mại hóa cao nếu được đầu tư chỉn chu".

Bạn Phạm Thành Dương (sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) cho biết: "Tôi đã được lái thử và thấy rất hứng thú, không chỉ để thư giãn sau giờ học mà còn tạo được sự sáng tạo. Tôi nghĩ việc các bạn trẻ tìm hiểu và sáng tạo có thể xây dựng được ý thức cũng như bứt phá bản thân". 

"Trong tương lai tôi mong muốn bộ môn này phổ biến ở Việt Nam hơn và có nhiều hội nhóm để có thể giao lưu với nhau. Ngoài ra, tôi còn dự tính mang tàu đi tham dự các ngày hội sáng tạo, triển lãm", Phú bộc bạch.

Chàng sinh viên mê chế tạo tàu ngầm mini - Ảnh 5.

Ngoài chế tạo tàu ngầm, Phú còn chế lại phần thân của những chiếc máy bay với kích thước nhỏ hay những con chim robot có thể điều khiển để bay - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Chàng sinh viên mê chế tạo tàu ngầm mini - Ảnh 6.

Một chiếc máy bay được Phú phục chế lại - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sinh viên sáng chế nồi cơm điện thông minh, ứng dụng tìm việc làm

TTO - Các sáng chế mới lạ như nồi cơm điện thông minh, ứng dụng tìm việc làm tại nhà hay trạm quan trắc môi trường sử dụng năng lượng tái tạo được các bạn sinh viên Đà Nẵng mày mò nghiên cứu, chế tạo và giới thiệu tới nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar