07/06/2018 15:53 GMT+7

Chàng cựu binh vượt nghịch cảnh thành sinh viên y khoa

LÊ THANH HẢI
LÊ THANH HẢI

TTO - Khi xuất ngũ, 'vốn liếng' của Clinton Foriska chỉ là tấm bằng tốt nghiệp trung học. Vài ngày nữa anh sẽ tốt nghiệp Đại học Washington Bothell với điểm trung bình gần như tuyệt đối.

Chàng cựu binh vượt nghịch cảnh thành sinh viên y khoa - Ảnh 1.

Clinton Foriska - Ảnh: The Seattle Times

Foriska lớn lên ở một trang trại nông thôn gần Mount Shasta, California. Cha mẹ anh đã ly hôn, và cha anh chuyển gia đình sang một ngôi nhà di động không có điện lẫn nước mà hóa ra lại là một sự huấn luyện tốt cho cuộc sống quân ngũ sau này của anh.

Năm 17 tuổi, anh gia nhập quân đội, trở thành lính bộ binh và là thành viên của lữ đoàn bộ binh Stryker, được đưa tới Iraq vào năm 2009 và 2010. 

Anh làm vệ sĩ cho trung đội trưởng của mình trong gần như mọi nhiệm vụ, vận hành điện thoại vô tuyến mà đội quân của anh dùng để giao tiếp với cấp cao hơn. Đội quân của anh từng hỗ trợ quân đội và cảnh sát Iraq trong công tác tập luyện. "Tôi chắc chắn là đã có một công việc ly kỳ", anh nói.

Tuy vậy, anh cũng phải chứng kiến những điều khủng khiếp Hai người trong đội quân của anh đã thiệt mạng trong lúc chiến đấu và nhiều người khác bị thương. Thế là Foriska bị rối loạn stress sau chấn thương. Những đòi hỏi trong công việc đã làm anh kiệt sức, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Suốt 10 năm trong quân đội, anh trở nên ngày càng quan tâm đến y học, và cuối cùng nhận lời dạy các lớp học về cứu sinh trong chiến đấu cho trung đội của mình. Đó là lúc anh bắt đầu suy nghĩ về một công việc trong ngành y.

Vì vậy, khi trở về từ Iraq và được đóng quân tại Joint Base Lewis-McChord, Foriska bắt đầu học toán, vật lý và hóa học tại Cao đẳng Cộng đồng Nam Puget Sound ở Olympia.

Từng là một học sinh giỏi ở trường trung học ở miền quê của mình, nhưng khi bắt đầu tham gia các lớp ở cao đẳng, anh thấy kiến thức mình được học ở trường phổ thông là không đủ. Anh nhận ra mình cần phải làm rất nhiều việc để bắt kịp với các bạn.

Vì vậy, Foriska đã rất quyết tâm và cuối cùng trở thành một sinh viên đại học. "Là một lính bộ binh, bạn được đào tạo để không bao giờ bỏ cuộc, để kiên trì", anh nói.

Giữa lúc anh đang quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình và đạt được điểm số cao suốt hai học kỳ đầu tại Đại học Washington Bothell, anh lại gặp một thách thức mới: bác sĩ nói anh bị ung thư tinh hoàn. 

Thế là Foriska phải rút lại số tiền đã đóng cho mùa thu năm 2017 phẫu thuật và điều trị. Foriska trở lại lớp học vào mùa đông năm 2017 và nộp đơn xin nhập học vào Đại học Khoa học Y tế Pacific Northwest ở Yakima.

Một ngày nọ, khi anh đang trong lớp thì điện thoại reo. Đó là giám đốc tuyển sinh tại Pacific Northwest. Anh chạy ra khỏi lớp để nhận cuộc gọi. Khi trở lại, anh thông báo mình được nhận vào trường y khoa. Mọi người trong lớp đều vui mừng.

Anh gọi đó là "một trong những cuộc gọi điện thoại thú vị nhất mà tôi từng nhận được".

Hiện tại Foriska vẫn đang chờ để xem có được quân đội tài trợ học phí suốt những năm theo học y khoa hay không, nhưng anh khẳng định nếu quân đội không trả, anh sẽ vay tiền và sử dụng học bổng để đóng học phí.

Chàng sinh viên truyền cảm hứng

Foriska là con một cựu quân nhân trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Anh chiến đấu tại Iraq vào năm 2009 và 2010, và vẫn trông khỏe mạnh vào thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên, anh đang bị một loạt căn bệnh về thể chất, bao gồm đau lưng và hàm, mất thính lực và chấn thương mắt cá chân. Anh bị xem là thương tật 100% và đã được quân đội cho nghỉ vì lý do sức khỏe.

Đầu tháng này, Clinton Foriska được tặng thưởng Huân chương của Hiệu trưởng danh dự của trường Đại học Washington Bothell trao cho những sinh viên truyền cảm hứng cho người khác nhờ đã vượt qua những trở ngại đáng kể.

"Cậu ấy là người giải quyết vấn đề," Heather Galindo, một giảng viên khoa học sinh học tại UW Bothell, nói về anh.

Phillip Carpenter, một giáo sư tại UW Bothell, đã tìm hiểu rõ về Foriska. "Từng là một người lính, Foriska đã trải nghiệm một cuộc sống mà nhiều công dân sẽ không bao giờ có thể có được. Thay vì trở nên chai sạn và bi quan, nghịch cảnh đã truyền cảm hứng cho anh ấy để giúp đỡ người khác sau khi được xuất ngũ", giáo sư Carpenter viết trong một email.

TTO - Trải qua thời thơ ấu ở nơi trú ngụ dành cho người vô gia cư, giường bệnh và cả những phòng trọ tạm bợ, Richard Jenkins đã làm nên 'kỳ tích' khi giành được suất học ở ĐH Harvard.

LÊ THANH HẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu quy tắc quy đổi điểm tương đương phải được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn; cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về các căn cứ này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển

Trường THCS 'hot' nhất quận Phú Nhuận có thư viện thông minh

Chiều 19-5, Trường THCS Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, TP.HCM đã khánh thành thư viện thông minh rộng hơn 200m². Đây là công trình nhằm hoàn thiện mô hình giáo dục tiên tiến - hiện đại của ngôi trường 'hot' nhất quận hiện nay.

Trường THCS 'hot' nhất quận Phú Nhuận có thư viện thông minh

Trường đại học Y Hà Nội lần đầu xét tuyển khối A, bỏ xét điểm đánh giá năng lực

Năm nay Trường đại học Y Hà Nội chỉ xét tuyển theo hai phương thức tuyển sinh, gồm xét tuyển thẳng và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trường đại học Y Hà Nội lần đầu xét tuyển khối A, bỏ xét điểm đánh giá năng lực

3.509 thí sinh thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu

Sáng 19-5, Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM công bố có 3.509 thí sinh dự thi vào lớp 10 năm học 2025-2026.

3.509 thí sinh thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu

Tỉ lệ chọi vào lớp 6 của 3 trường 'hot' ở Thủ Đức

Sáng 19-5, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức công bố số thí sinh đăng ký dự khảo sát lớp 6 vào 3 trường THCS nổi tiếng trên địa bàn.

Tỉ lệ chọi vào lớp 6 của 3 trường 'hot' ở Thủ Đức

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar