08/08/2024 12:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chân chạy Morocco lập kỳ tích 88 năm mới có tại Olympic

Sau 88 năm, nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật tại Olympic mới có thêm một vận động viên bảo vệ thành công tấm huy chương vàng hai kỳ liên tiếp.

Soufiane El Bakkali có màn bứt phá về đích gay cấn để bảo vệ thành công tấm huy chương vàng nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật tại Olympic - Ảnh: REUTERS

Soufiane El Bakkali có màn bứt phá về đích gay cấn để bảo vệ thành công tấm huy chương vàng nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật tại Olympic - Ảnh: REUTERS

Rạng sáng 8-8, vận động viên Soufiane El Bakkali của Morocco giành huy chương vàng nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật với thời gian 8 phút 06,05 giây.

El Bakkali có màn bứt tốc gay cấn ở đoạn cuối để vượt qua 2 đối thủ ngay phía sau với thời gian sít sao, lần lượt là Kenneth Rooks (Mỹ) - huy chương bạc với thời gian 8 phút 06,41 giây và Abraham Kibiwot (Kenya) - huy chương đồng với thời gian 8 phút 06,47 giây.

Đây là tấm huy chương vàng Olympic thứ 2 liên tiếp của El Bakkali. Thành tích giúp anh ghi dấu ấn lịch sử khi trở thành chân chạy thứ 2 làm được điều này sau 88 năm. 

Ở nội dung khốc liệt hàng đầu môn điền kinh này, chân chạy đầu tiên bảo vệ được tấm huy chương vàng là Volmari Iso-Hollo (Phần Lan) ở Los Angeles 1932 và Berlin 1936.

Đáng nói hơn là ở kỳ Tokyo 2020, Soufiane El Bakkali cũng là người chấm dứt sự thống trị của những chân chạy Kenya ở nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật tại Olympic.

Khi đó, El Bakkali về đích đầu tiên với thời gian 8 phút 08,90 giây và cũng có màn bứt phá gay cấn trước Lamecha Girma (Ethiopia) 8 phút 10,38 giây và Benjamin Kigen (Kenya) 8 phút 11,45 giây.

Chân chạy Morocco lập kỳ tích 88 năm mới có tại Olympic- Ảnh 3.

Chân chạy Phần Lan Volmari Iso-Hollo (giữa) từng bảo vệ thành công huy chương vàng ở Los Angeles 1932 và Berlin 1936 - Ảnh: GETTY

Trong lịch sử nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật tại Olympic, các chân chạy Kenya từng liên tiếp giành huy chương vàng suốt 32 năm từ kỳ Los Angeles 1984 đến Rio 2016. Bên cạnh đó còn có hai kỳ Mexico 1986 và Munich 1972.

Tổng cộng, Kenya vẫn đang thống trị nội dung này với 23 huy chương (11 vàng, 7 bạc và 5 đồng). Con số vượt xa những đoàn xếp ngay sau là Phần Lan có 9 huy chương, Anh có 6 huy chương.

Những nhà vô địch Olympic xuất thân từ Đại học Harvard, Stanford

Làng thể thao thế giới đã quen với những sinh viên hoặc cựu sinh viên trở thành nhà vô địch Olympic. Thậm chí nhiều người trong số họ còn thuộc về tầng lớp trí thức hàng đầu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM 1 áp đảo, vô địch đồng đội nữ Giải bóng bàn quốc gia

TP.HCM 1 đã có được tấm huy chương vàng đầu tiên tại Giải bóng bàn vô địch quốc gia 2025, khi chiến thắng nội dung đồng đội nữ tối 22-5.

TP.HCM 1 áp đảo, vô địch đồng đội nữ Giải bóng bàn quốc gia

Đương kim vô địch Trần Đức Minh không vượt qua vòng loại World Cup billiards TP.HCM

Nhà đương kim vô địch của World Cup billiards carom 3 băng TP.HCM là Trần Đức Minh không thể giành quyền tham dự vòng đấu chính năm nay.

Đương kim vô địch Trần Đức Minh không vượt qua vòng loại World Cup billiards TP.HCM

Tổ chức giải đua xe địa hình trên hồ chứa nước ở Nha Trang

Lần đầu tiên tại TP Nha Trang, Khánh Hòa sẽ diễn ra giải đua xe thể thao và địa hình trên hồ chứa nước.

Tổ chức giải đua xe địa hình trên hồ chứa nước ở Nha Trang

Trần Quyết Chiến quyết tâm có lần thứ hai vô địch World Cup billiards TP.HCM

Chỉ chưa đầy một ngày nữa, hai cơ thủ Trần Quyết Chiến, Trần Thanh Lực sẽ bước vào tranh tài tại World Cup billiards carom 3 băng TP.HCM.

Trần Quyết Chiến quyết tâm có lần thứ hai vô địch World Cup billiards TP.HCM

Tại sao HLV Kim Sang Sik gọi Công Phượng trở lại đội tuyển sau gần 2 năm?

Công Phượng vừa có tên trong đợt tập trung đội tuyển quốc gia mới nhất, cho trận đấu gặp Malaysia vào ngày 10-6 tại vòng loại Asian Cup 2027.

Tại sao HLV Kim Sang Sik gọi Công Phượng trở lại đội tuyển sau gần 2 năm?

Năm bội thu danh hiệu của cầu thủ châu Á tại châu Âu

Son Heung Min trở thành cầu thủ châu Á mới nhất có được danh hiệu ở mùa giải năm nay, khi lên ngôi tại Europa League.

Năm bội thu danh hiệu của cầu thủ châu Á tại châu Âu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar