29/03/2020 15:37 GMT+7

Chăm sóc, uốn nắn trẻ thái quá đều dễ... phản tác dụng

LƯU ĐÌNH LONG thực hiện
LƯU ĐÌNH LONG thực hiện

TTO - Bản thân người lớn phải tự bồi dưỡng, giáo dục mình trước để làm gương, làm nền tảng cho việc dạy trẻ và đủ sức đi cùng trẻ quãng đường dài đến khi trẻ có kỹ năng thực sự.

Chăm sóc, uốn nắn trẻ thái quá đều dễ... phản tác dụng - Ảnh 1.

ThS Lê Minh Huân - Ảnh: NVCC

Bản tin gần đây về sự việc Công an tỉnh Quảng Nam đang điều tra đơn tố cáo của gia đình một nữ sinh bị 4 thiếu niên có hành vi xâm hại đã khiến nhiều phụ huynh đau lòng và lại lần nữa canh cánh câu hỏi: "Làm sao để bảo vệ con - hay nói đúng hơn là để con tự bảo vệ mình trước dục vọng để không trở thành tội phạm và để con tự bảo vệ mình, không trở thành nạn nhân?".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ThS Lê Minh Huân, giảng viên khoa tâm lý học Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho biết:

- Thực tế, chuyện yếu hoặc thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân nói chung, phòng tránh xâm hại tình dục nói riêng của thanh thiếu niên hiện nay là tình trạng chung. Chỉ một bộ phận các bạn trẻ biết tự bồi dưỡng, rèn luyện hoặc được nhà trường, gia đình tạo điều kiện thuận lợi để các em tiếp cận, học tập các kiến thức, kỹ năng này khi còn nhỏ.

* Làm sao để bạn trẻ có các kỹ năng tự bảo vệ mình khỏi nạn xâm hại? Và cả việc kiềm chế bản thân trong hành vi để không trở thành... người phạm tội?

- Bản chất vấn đề có hay không, thành thục hay yếu kém kỹ năng nào đó cần xuất phát từ nhận thức và hành động của các lực lượng giáo dục chủ chốt là: gia đình, nhà trường và xã hội. 

Trước tiên, cả ba lực lượng này cần hiểu và đồng ý rằng việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại là rất quan trọng, nếu không muốn nói ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của trẻ sau này, nhất là những lúc nguy cấp.

Thứ hai, người lớn cần hình thành cho trẻ thái độ trân trọng người khác và chính mình từ thân thể đến nhân cách. Một người biết quý trọng người khác sẽ có trách nhiệm bảo vệ đôi bên, ý nghĩ tấn công, gây tổn hại, tổn thương sẽ giảm thiểu, thay vào đó luôn tìm cách kết nối, phát triển mối quan hệ bạn bè, cộng đồng tốt hơn.

Thứ ba, việc trang bị kiến thức, huấn luyện kỹ năng nếu làm qua loa, chiếu lệ... chưa đạt được mức độ lặp đi lặp lại, tiếp cận đa chiều và thiếu đối chiếu với thực tế năng lực của đứa trẻ, thực trạng xã hội, cũng như chưa tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn thì sẽ khó hiệu quả. 

Do đó, bản thân người lớn phải tự bồi dưỡng, giáo dục mình trước để làm gương, làm nền tảng cho việc dạy trẻ và đủ sức đi cùng trẻ quãng đường dài đến khi trẻ có kỹ năng thực sự.

Phụ huynh thương con, chăm sóc con và bảo vệ con là đúng nhưng nên dừng đúng chỗ, cần "nhường sân" cho con có thể dùng sức lực, tinh thần "chiến đấu" làm quen với "sân cỏ cuộc đời" để khi va vấp, giẫm gai, thậm chí bị tấn công mà không có người lớn bên cạnh, trẻ đủ sức đứng dậy và chiến thắng một cách an toàn, khỏe mạnh.

ThS Lê Minh Huân

* Những bạn trẻ phạm tội cũng là "nạn nhân" của sự thiếu quan tâm, uốn nắn của gia đình...?

- Đúng một phần - nếu chỉ nhìn nhận ở góc độ gia đình đối với việc phạm tội của các thiếu niên trong câu chuyện. Xét đến cùng, hầu hết những hành vi của bạn trẻ chưa đủ 18 tuổi đều chịu ảnh hưởng phần lớn từ kết quả của quá trình giáo dục gia đình, nhà trường, đương nhiên không thể không kể đến yếu tố xã hội. 

Quan tâm, chăm sóc, uốn nắn thái quá hoặc ngược lại của cha mẹ đều không phù hợp. Việc thiếu chú trọng và giáo dục kỹ năng, pháp luật một cách thường xuyên từ nhà trường khiến người trẻ không đủ sức tự quay đầu, tự răn đe, không dễ dàng chống trả với "dục vọng", với "những chất xúc tác" không mong đợi từ bạn bè, xã hội... dẫn đến các hành động, suy nghĩ nông cạn, nông nổi đến mức phạm tội.

* Nói với bạn trẻ về tự bảo vệ mình, anh sẽ nói gì?

- Học, học một cách nghiêm túc, bằng nhiều cách, từ nhiều người. Kế đến là tìm cách thực hành các kỹ năng sống (đặt ra tình huống để giải quyết, học nhóm với bạn bè...). Kỹ năng tự bảo vệ bản thân có thể xem là "báu vật" giúp chúng ta thoát khỏi hiểm nguy khi gặp phải, bạn trẻ nên nhớ điều này.

* Cảm ơn thạc sĩ đã dành thời gian chia sẻ!

Thay vì dạy chữ sớm, hãy dạy con những 'kỹ năng suốt đời' này

TTO - Nhiều bậc cha mẹ có thể kỳ vọng con sẽ biết đọc hay biết viết ngay từ khi học mẫu giáo. Nhưng có nhiều kỹ năng khác quan trọng hơn nhiều mà con cần thành thạo trước khi học tập ở trường tiểu học.


LƯU ĐÌNH LONG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar