22/06/2021 06:21 GMT+7

Chăm sóc da khi phải mang khẩu trang thường xuyên

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, tuân thủ quy tắc 5K, khẩu trang trở thành vật bất ly thân của mọi người. Việc mang khẩu trang liên tục trong thời gian dài khiến không ít người gặp các vấn đề về da.

Chăm sóc da khi phải mang khẩu trang thường xuyên - Ảnh 1.

Nhân viên văn phòng ở quận 1 (TP.HCM) đi ăn trưa sau giờ làm việc - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Do thường xuyên đeo khẩu trang khi giao tiếp bên ngoài lẫn lúc ngồi văn phòng, chị Hoàng Dung (28 tuổi, quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết chứng viêm da dầu ở mặt, mũi ngày càng trở nên nghiêm trọng. 

"Da tôi bị đỏ và bong, tróc vảy nên tôi lại càng ngại tháo khẩu trang ra ngay trong những lúc không cần thiết", chị Hoàng Dung lo lắng. Còn bạn Quang Minh (20 tuổi, TP.HCM) lại khổ sở với việc tình trạng mụn trứng cá trên mặt đang dần nghiêm trọng.

Chú ý khi mặt ngày càng nhiều mụn

Nói về vấn đề trên, TS Đào Hoàng Thiên Kim (giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cho biết việc đeo khẩu trang liên tục thời gian dài khiến da dễ mắc phải các vấn đề về mụn, viêm da tiếp xúc dị ứng hay kích ứng, da dễ bị mẩn đỏ kèm ngứa ở O-zone (vùng mang khẩu trang)... Ngoài ra, các bệnh lý da khác như viêm da dầu, viêm da quanh miệng, trứng cá đỏ... cũng có thể trở nên trầm trọng hơn.

Tình trạng mụn do đeo khẩu trang không chỉ xảy ra ở người có da nhờn mà còn trên những người có làn da nhạy cảm, kể cả những người vốn không có mụn.

Mụn trứng cá do khẩu trang là một dạng bùng phát mụn điển hình dưới dạng các nốt mụn nhỏ, mụn viêm, mụn mủ, đôi khi là mụn bọc, xuất hiện ở cằm và dọc hai bên hàm do tác dụng phụ của khẩu trang. 

Có thể thấy thời gian đeo khẩu trang càng lâu trong ngày sẽ đưa đến các hiện tượng tăng độ ẩm ở bề mặt biểu bì, gia tăng sản xuất bã nhờn, tăng độ pH của da, tăng nhiệt độ da, thậm chí còn gây kích ứng do sự cọ xát giữa lớp vải của khẩu trang với bề mặt da.

bac si thien kim

TS Đào Hoàng Thiên Kim (giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) - Ảnh: NVCC

Mỗi 4 giờ, để da "thở" 15 phút

Để có thể ngăn ngừa và khắc phục vấn đề này, theo TS Thiên Kim, việc làm sạch mặt và có cách chăm sóc da phù hợp là thật sự cần thiết. Cần phải chọn lựa kỹ càng các sản phẩm chăm sóc da cũng như thiết lập các bước chăm sóc da khoa học.

"Lưu ý sử dụng sữa rửa mặt mỗi sáng và mỗi tối, còn lại những lần khác trong ngày chỉ rửa bằng nước sạch khi cần để tránh làm mất đi các lớp dầu cần thiết trên da khiến cho tuyến dầu bị kích thích sản xuất quá mức và dễ gây mụn trứng cá", TS Thiên Kim cho biết.

Ở bước dưỡng da hằng ngày, cần chọn sản phẩm dưỡng ẩm có khả năng làm dịu, đủ độ ẩm và đặc biệt là không sinh nhân mụn. Cần tránh dùng các thành phần có tính lột tẩy.

Dưỡng ẩm rất cần thiết trong việc duy trì một hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh và giảm sự phá vỡ hệ vi sinh vật trên da để nó có thể hoạt động như một lá chắn chống lại các tác nhân bên ngoài. Trong trường hợp bị mụn trứng cá do đeo khẩu trang ở thể nặng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ da liễu để được khám và điều trị kịp thời.

Cố gắng giữ vệ sinh cho da bằng việc rửa tay thường xuyên trước khi đưa tay lên mặt, năng rửa mặt và để cho da thông thoáng, không chạm tay vào nốt mụn và phải thay đổi khẩu trang hằng ngày.

Việc đeo khẩu trang thường xuyên sẽ tạo môi trường nóng ẩm và từ đó dễ gây bít tắc các nang lông cho vùng da bên trong lớp khẩu trang. Do đó mọi người nên hạn chế trang điểm hoặc trang điểm nhẹ nhàng.

Chọn kem chống nắng có màu cho lớp nền được "mỏng" và kem dưỡng ẩm không gây bít tắc nang long.

Một nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng đáng kể về tình trạng mụn ở những người đeo khẩu trang hơn bốn giờ mỗi ngày trong hơn hai tháng. Sự sản xuất bã nhờn trên da tăng 10% mỗi khi nhiệt độ tăng lên 1 độ. Do đó chúng ta cần thay đổi khẩu trang thường nhật.

Thật sự khó nhận định loại khẩu trang nào tốt hơn cho việc ngăn ngừa các vấn đề da vì còn phụ thuộc vào loại vải kháng khuẩn, độ mềm mại và mức độ thông thoáng. Đặc biệt, nếu chúng ta có làn da nhạy cảm, hãy sử dụng loại khẩu trang có lớp vải lót bên trong thật mềm mại. Còn nếu da đổ dầu nhiều hoặc đang có mụn trứng cá thì khẩu trang có lớp lót từ các sợi tự nhiên như cotton, linen, silk... là chọn lựa phù hợp. Cần tránh dùng các loại vải tổng hợp như nilông, polyester... do các thành phần này có thể gây kích ứng da và sinh nhân mụn.

Theo TS Thiên Kim, gần đây tiết trời oi bức, mọi người lưu ý không đeo khẩu trang liên tục quá 4 giờ để hạn chế các vấn đề da do sự ma sát giữa lớp khẩu trang với bề mặt da. Nếu có điều kiện thì cứ mỗi 4 giờ mang khẩu trang nên tháo bỏ khoảng 15 phút cho da được "thở". Tuy nhiên, cũng đừng quên chỉ tháo khẩu trang trong môi trường an toàn.

Bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò bùng phát tại Bình Định

TTO - Ngày 26-5, ông Nguyễn Văn Quốc, chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Bình Định, cho biết đang khẩn trương vận động người dân vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc xin để phòng chống bệnh viêm da nổi cục cho gia súc đang lan rộng.

CÔNG NHẬT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar