26/04/2018 12:56 GMT+7

Chăm con học hành, phụ huynh Việt Nam đứng thứ hai thế giới

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Thống kê cho thấy phụ huynh Việt Nam dành ra trung bình 10 giờ mỗi tuần để giúp con cái làm bài tập hoặc đọc sách cho chúng nghe, xếp hạng 2/29 quốc gia khảo sát, chỉ đứng sau Ấn Độ.

Chăm con học hành, phụ huynh Việt Nam đứng thứ hai thế giới - Ảnh 1.

các nước đang phát triển dành nhiều thời gian giúp con làm bài tập hơn - ảnh minh họa: educationjagat

Đó là dữ liệu tháng 12-2017 của Quỹ giáo dục Varkey Foundation có trụ sở tại London, tạp chí The Economist dẫn lại.

Khảo sát của Varkey tại 29 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ghi nhận phụ huynh ở các nước đang phát triển dành nhiều thời gian giúp con cái học hành hơn cha mẹ ở các nước giàu.

Khái niệm "học" ở đây được hiểu là đọc sách cho con hoặc giúp con làm bài tập về nhà.

Tại Ấn Độ, phụ huynh dành ra trung bình 12 giờ/tuần giúp con, nhiều hơn mức trung bình thế giới 5 giờ. Người Việt thì dành ra trung bình 10 giờ/tuần, và chỉ khoảng 10% nói không cần thiết hướng dẫn con.

Thực tế đó tương phản hoàn toàn với cha mẹ các nước như Phần Lan và Nhật Bản. Họ chỉ dành ra trung bình 3 giờ/tuần giúp con học.

Chỉ 5% người Phần Lan giúp con làm bài tập ít nhất 7 giờ mỗi tuần, trong khi đến 31% không làm gì hết.

Chăm con học hành, phụ huynh Việt Nam đứng thứ hai thế giới - Ảnh 2.

Bảng thống kê của Varkey Foundation về thời gian trung bình phụ huynh các nước dành cho con cái - Đồ họa: Economist

Sự quan tâm của phụ huynh (cảm giác áy náy) thể hiện rõ ở một số nước hơn những nơi còn lại. Khảo sát của Varkey cũng hỏi phụ huynh liệu họ có cảm thấy thời gian dành cho con là xứng đáng chưa.

Đa phần người được hỏi ở Ấn Độ và Việt Nam cảm thấy chừng ấy thời gian bỏ ra cho con là đúng. Ở Uganda, Peru, Malaysia và Brazil thì hơn 40% thừa nhận cảm thấy khó chịu vì làm chưa đủ, dù thời gian họ dành ra đã cao hơn trung bình thế giới.

Thái độ của người Pháp thì thoải mái hơn nhiều: 11% dành nhiều hơn 7 giờ/tuần cho con, nhưng chỉ 22% cảm thấy áy náy.

Lý do không giúp con của các bậc cha mẹ cũng rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là "không có thời gian". Hơn một nửa nói họ quá bận rộn. Ngoài ra trình độ giáo dục của phụ huynh cũng là một yếu tố.

Khoảng 50% phụ huynh Trung Quốc lo không đủ hiểu biết để giúp con, so với mức trung bình 29% của thế giới.

Nhưng đôi lúc lí do cũng tích cực: Trẻ con không cần bố mẹ giúp. Có đến 44% phụ huynh Phần Lan dẫn lý do này, cao nhất trong 29 nước. Có thể điều này phản ánh đúng thực tế vì học sinh Phần Lan đứng trong top 10 các quốc gia có điểm cao nhất trong các bài thi quốc tế.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar