31/01/2025 20:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cha mẹ thiên vị con gái là có thật

Nhiều bậc cha mẹ khẳng định họ thương các con như nhau, một cách công bằng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới do Live Science đăng tải lại có phát hiện khác.

Cha mẹ ưu ái con gái và những trẻ có tính cách dễ chịu  - Ảnh 1.

Cha mẹ có xu hướng ưu ái con gái hơn con trai - Ảnh: Wellbeing Magazine

Theo đó, các phụ huynh có xu hướng ưu ái con gái và những đứa trẻ có tính cách dễ chịu hơn.

Cha mẹ ưu ái con gái hơn

Một phân tích mới về 30 nghiên cứu với gần 20.000 người cho thấy cha mẹ có xu hướng ưu ái con gái hơn con trai. Ngoài ra, cha mẹ cũng thiên vị những đứa trẻ có tính cách dễ chịu và có trách nhiệm hơn so với anh chị em của chúng.

Các nghiên cứu trong phân tích này chỉ được thực hiện ở Bắc Mỹ và Tây Âu, với phần lớn đối tượng là người da trắng. Do đó, kết quả có thể không áp dụng cho các nhóm nhân khẩu học khác.

Trong bối cảnh này, việc thiên vị một đứa trẻ không có nghĩa là cha mẹ có "con cưng". Thay vào đó, họ có xu hướng đối xử ưu ái hơn với một số đứa trẻ so với anh chị em của chúng. Các tác giả đã chỉ ra điều này trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychological Bulletin.

"Không phải là cha mẹ yêu thương một đứa và ghét đứa còn lại, mà là họ sẽ thể hiện tình cảm nhiều hơn, hoặc dành nhiều thời gian hơn với một đứa con nào đó, so với những đứa khác", đồng tác giả nghiên cứu Alexander Jensen, phó giáo sư tại Trường Đời sống gia đình thuộc Đại học Brigham Young ở Utah, cho biết.

Việc hiểu được những tương tác khác nhau giữa cha mẹ và con cái là rất quan trọng, vì những đứa trẻ được cha mẹ ưu ái thường có sức khỏe tinh thần tốt hơn, thành công hơn trong học tập và có mối quan hệ gia đình bền chặt hơn, theo các nghiên cứu trước đây. Ngược lại, những đứa trẻ ít được ưu ái có thể chịu tác động tiêu cực.

"Một nghiên cứu cách đây vài năm gợi ý rằng nếu trẻ hiểu lý do chúng được đối xử khác nhau, thì sự khác biệt đó không quan trọng", Jensen nói. Nói cách khác, nếu một đứa trẻ nhận thấy sự đối xử này là hợp lý, chúng có thể dễ dàng chấp nhận hơn.

Ví dụ, một đứa trẻ lớn hơn có thể cảm thấy bị bỏ rơi khi mẹ dành nhiều thời gian giúp em út làm bài tập về nhà, cho đến khi chúng nhận ra rằng em mình cần hỗ trợ nhiều hơn.

"Tôi hy vọng các bậc cha mẹ sẽ sử dụng nghiên cứu của chúng tôi như một động lực để suy nghĩ về cách họ đối xử với con cái và đảm bảo rằng những khác biệt đó là công bằng và dễ hiểu đối với con", Jensen nói.

Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh rằng cha mẹ nên nhận thức được cách họ đối xử với con cái để tránh những hậu quả tiêu cực sau này trong cuộc sống.

Cần nghiên cứu thêm

Trong nghiên cứu mới, Jensen và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ 30 bài báo khoa học và 14 cơ sở dữ liệu, thu thập thông tin về động lực gia đình của 19.469 người. Khoảng 67% trong số này đến từ Mỹ, phần còn lại đến từ Tây Âu và Canada.

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm của một đứa trẻ với cách cha mẹ đối xử với chúng. Dữ liệu này được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn, khảo sát và quan sát tại nhà.

Các đặc điểm của trẻ bao gồm thứ tự sinh trong gia đình, giới tính, khí chất và các đặc điểm tính cách như hướng ngoại, dễ chịu, có trách nhiệm và tính khí thất thường - dễ trải qua cảm xúc tiêu cực.

Sự thiên vị của cha mẹ được đo lường thông qua cách họ tương tác với con, số tiền họ chi tiêu cho con hoặc mức độ kiểm soát mà họ áp dụng đối với con mình, ví dụ như có quy tắc nghiêm khắc hay dễ dãi.

Nghiên cứu này chỉ xem xét mối tương quan giữa đặc điểm của trẻ và sự thiên vị của cha mẹ. Do đó, kết quả không thể giải thích tại sao cha mẹ có xu hướng ưu ái con gái và những đứa trẻ có tính cách dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu suy đoán rằng những đứa trẻ dễ chịu có xu hướng nghe lời hơn. Điều này có thể khiến cha mẹ dễ dàng quản lý chúng hơn, và do đó có phản ứng tích cực hơn.

Trong tương lai, cần có thêm nghiên cứu để hiểu liệu sự thiên vị của cha mẹ có tồn tại ở các nền văn hóa đa dạng hơn hay không, cũng như liệu điều này có thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời, chẳng hạn như khi con cái đã trưởng thành hay không.

Cha mẹ 'anti vắc xin', trẻ đối mặt với nguy hiểm

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, trong đó đã có 8 trường hợp tử vong. Đáng nói đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Dù được 2 nhân viên khu du lịch này nhanh chóng cứu hộ đưa trở lại biển, nhưng con cá lại bơi vào bờ và chết sau đó không lâu.

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar