18/04/2007 20:50 GMT+7

Cây vĩ cầm làm rạng danh đất Việt

Theo XUÂN TUẤN - Ảnh: THANH SƠNThế giới phụ nữ
Theo XUÂN TUẤN - Ảnh: THANH SƠNThế giới phụ nữ

Cả cuộc đời ông đã gắn bó với những cây đàn vĩ cầm (violon). Mỗi lần làm ra được một cây vĩ cầm trao cho người chủ của nó là ông thấy hạnh phúc nhất. Chẳng thế mà ở cái tuổi thất thập, mái tóc đã bạc trắng mà ông vẫn hàng ngày miệt mài sản xuất ra những chiếc đàn violon với nhãn hiệu "made in Lê Đình Viên".

Phóng to
Ông Viên còn là một cây chơi vĩ cầm nổi tiếng
Cả cuộc đời ông đã gắn bó với những cây đàn vĩ cầm (violon). Mỗi lần làm ra được một cây vĩ cầm trao cho người chủ của nó là ông thấy hạnh phúc nhất. Chẳng thế mà ở cái tuổi thất thập, mái tóc đã bạc trắng mà ông vẫn hàng ngày miệt mài sản xuất ra những chiếc đàn violon với nhãn hiệu "made in Lê Đình Viên".

Cả giới chơi đàn violon ở Việt Nam đều biết đến ông. Không dừng lại ở đó, ngay cả những danh cầm nổi tiếng thế giới đều ngả mũ trước những cây violon do đôi bàn tay tinh xảo của ông làm ra.

Căn nhà của ông nằm sâu trong con ngõ nhỏ phố Quốc Tử Giám - Hà Nội. Tầng một bày la liệt những đàn, violon, ghi ta... Nói không ngoa, cả nước Việt này duy chỉ có một mình ông là thợ làm đàn và sửa đàn violon đạt đỉnh cao. Nhưng để có được những ngón nghề làm đàn và sửa đàn, cuộc đời ông đã trải qua không ít gian truân.

Gạt nước mắt rời quê hương

Ông Viên sinh năm 1933, quê ở Đô Lương (Nghệ An). Hồi bé ông là học sinh xuất sắc của trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng. Ông đặc biệt giỏi tiếng Pháp và cũng là người mê tiếng đàn violon. Nguyên do là vào năm 1948, trong một buổi biểu diễn văn nghệ tại quê, ông Viên cùng những người bạn là (sau này là các nhạc sĩ nổi tiếng) Hồng Đăng, Nguyễn Tài Tuệ, Trọng Bằng... được nghe danh cầm số 1 Việt Nam thời ấy là Đỗ Thế Phiệt chơi đàn violon. Tiếng đàn réo rắt khiến ông mê mẩn. Từ đó ông ước mơ mình được chơi và có một cây đàn như thế.

Cụ thân sinh ra ông vốn rất giỏi chữ nho và là thợ mộc nổi tiếng trong vùng. Ngày đó ông nói với bố rằng: "Con muốn tự tay mình làm một cây đàn violon". Nhưng tiếc thay, việc đó không thành, vì ngay trong năm đó bố ông bị quy kết là địa chủ và bị xử bắn.

Ông ghi nhớ lời bố dặn: "Bố muốn con ra Hà Nội, chỉ ở đó con mới có điều kiện học hành, con phải đỗ đại học, phải thay bố nuôi 5 đứa em". Năm 1954, ông ra Hà Nội tìm việc làm cũng là để lánh nạn. Làm thuê đủ thứ nghề, hàng trăm việc cực nhọc, nhưng không đủ sống.

Buồn chán, và tiếng đàn Đỗ Thế Phiệt lại hiện về ám ảnh ông. Ông nghĩ: "Giá mà có tiền mở xưởng mộc thì tốt biết mấy", nhưng cơm không có mà ăn nói gì mở xưởng. Cuối cùng Viên đành khăn gói cuốc bộ vào Thanh Hóa mong sao khấm khá hơn.

Đang đi tìm việc làm, Viên gặp một tiệm sản xuất đàn và ông ngắm những cây đàn không biết chán. Đến lúc ông chủ phải ra đuổi, nhưng Viên chẳng chịu đi. Viên bảo: "Chú cho cháu làm không công cho chú, cháu biết nghề mộc". Nhìn Viên một lúc, ông chủ phán: "Biến...". Viên vẫn nài nỉ, cuối cùng ông chủ đồng ý cho thử việc. Nhờ tài năng, chỉ sau thời gian ngắn ông trở thành thợ chính của tiệm.

Cũng thời điểm này, may mắn đã đến với Viên khi Trưởng ty liêm tỉnh Thanh Hóa mang ra tiệm nhờ sửa một cây Violon, nhìn thấy chủ tiệm đã xua tay nhưng Viên bảo: Cứ để cháu xem, biết đâu sửa được. Thực ra Viên đã nhìn ra bệnh của cây đàn, nhưng muốn giữ lại cây đàn để làm theo. Có đàn, Viên lên thư viện nhờ bạn tìm giúp cuốn sách dạy đóng đàn violon bằng tiếng Pháp, về nhà tháo tung cây đàn cũ và hí hoáy làm theo một cây giống hệt.

Hôm sau, Viên mang hai cây đàn đến nhà Trưởng ty, ông thử rồi nói: "Mày sẽ là thiên tài, cố lên". Và sự nghiệp làm đàn của ông bắt đầu "phất" lên từ đây.

Phóng to
Ngoài việc làm đàn vĩ cầm, ông Viên còn làm đàn ghi ta rất được khách hàng ưa chuộng Những cây vĩ cầm do ông Viên làm ra, luôn được người chơi ưa thích

Lặn lội nơi phố thị nuôi 5 đứa em trưởng thành

Năm 1957 ông Viên quyết định quay trở lại Hà Nội. Ông bảo, ngày ấy thanh niên đỗ tú tài như ông đều đau đáu một câu: "Bất đáo Thăng Long địa/ Nam thành đại trượng phu". Ấy là bởi, mình có học, lại có nghề, mà Thăng Long là nơi quy tụ những kẻ có chí, dám làm, thế thì may ra nghề của mình mới có nơi dụng võ.

Quả nhiên Hà Nội là đất "dụng võ" của ông thật. Khi đó nhờ có ông, hiệu đàn Liên Ái ở 30 Hàng Da là hiệu thứ hai sau Việt Hùng ở 200 Phố Huế đóng được đàn violon.

Cuối năm 1959, chính sách quốc hữu hóa đưa tất cả những hiệu đàn của Hà Nội hợp nhất thành Xưởng đàn quốc doanh 6-1 và sau này thành Xí nghiệp nhạc cụ Việt Nam. Lúc đó, ông Viên là 1 trong 3 người thợ duy nhất biết đóng đàn violon.

Lại nói chuyện ra Hà Nội mưu sinh, sau khi kiếm được tiền, ông Viên kéo hết 5 người em ra Hà Nội để học đại học theo tâm nguyện của cha trước khi mất. Ban đầu, ông ở thuê nhà ở mặt đường Quốc Tử Giám bây giờ. Một người hàng xóm, đó là ông Ba Hè thấy ông Viên lạ lạ, liền gọi vào nhà hỏi han. Ông Ba Hè lúc đó rất giàu, có xưởng ô tô rất rộng, đất đai rất nhiều. Sau khi nghe ông Viên kể chuyện và niềm đam mê của mình, Ba Hè bảo: "Tao đã đoán ngay là mày có tài mà. Đúng là đồ Nghệ. Bây giờ, mày gọi tất cả mấy đứa em vào đây, tao cho ở cái nhà sau kia, không mất tiền".

Tất nhiên, để có được điều đó, ông Viên phải "phụ đạo" cho 9 người con của ông Ba Hè. Say này, Ba Hè cũng bị quy là địa chủ vì giàu, cũng bị bắn như bố ông Viên.

Bây giờ, nhà ông Viên ở chính là mảnh đất cũ đó, sau khi mua lại của Nhà nước. Các con của Ba Hè vẫn sinh sống quây quần với ông Viên và cho đến bây gờ, họ đều kính cẩn gọi ông là thầy...

Đầu những năm 90, ông Viên về nghỉ hưu. Nhớ nghề, ông mở một xưởng đóng đàn riêng tại nhà. Thế nhưng vĩ cầm không phải là loại nhạc cụ mà ai cũng có thể học được, chơi được. Người ta hay tìm đến những loại nhạc cụ phổ thông như ghi ta, kèn hoặc trống nhiều hơn.

Thế cho nên, suốt một thời gian dài, tiệm đàn của ông sống lay lắt. Nhưng ông Viên không nản, ngày ngày ông vẫn tìm đọc những tài liệu tiếng Pháp dạy cách đóng và nguyên lý của việc chế tạo violon. Thông qua một số người bạn ở nước ngoài, ông tìm mua những loại gỗ tốt nhất cho những cây đàn của mình.

Phóng to

Ông Viên tặng cây đàn vĩ cầm do mình làm cho ngài Paul Carlson tại Nhà hát lớn Hà Nội

Nổi danh thế giới

Ngày 12-11-2002, tay vĩ cầm nổi tiếng thế giới người Mỹ Paul Carlson đến Hà Nội trình diễn hai đêm cùng dàn nhạc của Nhà hát nhạc, vũ kịch Việt Nam. Khi danh cầm nổi tiếng thế giới Paul Carlson đến Hà Nội, qua lời giới thiệu của một người bạn, ông Viên đã mang đàn đến để Paul thẩm định, Paul đã thử rồi thốt lên: "Tôi không ngờ ông lại có cây đàn tuyệt thế, ông có thể cho tôi mượn chơi trong hai đêm?".

Paul đã bỏ cây đàn trứ danh Antonius Stradiuarius trị giá hàng trăm ngàn đô la để đặt cần Archet lên cây đàn vô danh của ông Viên. Buổi biểu diễn kết thúc, Paul nói: "Thưa các bạn, tôi vô cùng cám ơn nghệ nhân Lê Đình Viên, người đã cho tôi mượn cây đàn để tôi biểu diễn thành công, thật tuyệt". Cả hội trường ngạc nhiên vỗ tay rào rào. Ông Viên bảo: "Đó là giây phút sướng nhất cuộc đời". Sau đó ông lên tặng lại cây đàn cho Paul.

Trước khi về nước, Paul Carlson có đến thăm xưởng đàn của ông Viên. Paul không thể ngờ, cái nơi sản xuất ra những âm hưởng trầm ấm, quyến rũ lại bé tí tẹo và sâu tít tận cùng của căn ngõ nhỏ.

Tại đó, sau ly rượu cảm ơn vì cây đàn ông Viên đã tặng, nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng đã cùng vị nhạc trưởng của dàn nhạc đêm đó chơi bản Xonat ánh trăng tặng gia chủ.

Phóng to
Sinh viên nước ngoài đến nhà ông Viên để học làm đàn Gia tài lớn nhất của ông Viên là những cây đàn vĩ cầm

Sau Paul, ông Mark, nghệ nhân nổi tiếng ở Mỹ và là bạn của Paul tìm sang và họ giờ trở thành những người bạn thân. Paul và Mark còn giới thiệu ông Viên trở thành thành viên của hội làm đàn Mỹ.

Cũng như Mark, 30 nghệ nhân Thụy Điển cùng ký tên vào một lá thư gửi cho ông Viên để hỏi một câu: "Ông làm đàn theo cách nào, trường phái nào mà âm của nó tuyệt thế?".

Ông Viên còn tình cờ nhận được những loại gỗ rất quý của những đồng nghiệp chưa hề biết ở các nước gửi tặng. Tại ngôi nhà nhỏ, rất nhiều học sinh ngoại quốc cũng đang theo học làm đàn tại đây.

Theo XUÂN TUẤN - Ảnh: THANH SƠNThế giới phụ nữ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Âm nhạc của Giáo hoàng

Trong phim The Two Popes có cảnh khi Giáo hoàng Francis (lúc đó còn là Hồng y) tới gặp Giáo hoàng Benedict, hai người chuyện trò.

Âm nhạc của Giáo hoàng

Trung Quốc nới lỏng 'hạn Hàn': Lạc quan hay lo sợ?

Dù chưa từng chính thức xác nhận việc 'hạn Hàn', nhưng Trung Quốc thực sự đã hạn chế làn sóng Hàn tại nước này trong 10 năm qua.

Trung Quốc nới lỏng 'hạn Hàn': Lạc quan hay lo sợ?

Tự Long, Tuấn Hưng giỏi 'nịnh' fan và nịnh nhau

Tự Long nắm chặt tay và 'tỏ tình' với Tuấn Hưng, cho biết các anh tài rất yêu thương nhau. Tuấn Hưng thú nhận 'lấy lòng' Gai con để níu kéo thanh xuân.

Tự Long, Tuấn Hưng giỏi 'nịnh' fan và nịnh nhau

30 Anh trai say hi diễn trong cơn mưa trắng trời ở sân Mỹ Đình

Bất chấp màn mưa trắng xóa, dàn Anh trai say hi và hàng chục ngàn khán giả vẫn nhuộm kín sắc màu sân Mỹ Đình trong đêm cuối cùng của mùa 1.

30 Anh trai say hi diễn trong cơn mưa trắng trời ở sân Mỹ Đình

Hiền Thục khóc nấc nhớ anh trai qua đời ở tuổi 22

Hiền Thục tự đọc những tản văn trong cuốn sách 'Bong bóng ơi, bay lên!', bày tỏ lòng yêu thương gia đình và đặc biệt là người anh trai đã qua đời.

Hiền Thục khóc nấc nhớ anh trai qua đời ở tuổi 22
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar