30/05/2023 17:35 GMT+7

Cây thị 700 tuổi ‘cứu vua Lê Lợi’ được công nhận là Cây di sản Việt Nam

Cây thị có tuổi đời trên 700 năm gắn liền với sự tích "cứu vua Lê Lợi" ở Hà Tĩnh vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây thị 700 tuổi ‘cứu vua Lê Lợi’ được công nhận là Cây di sản Việt Nam - Ảnh 1.

Cây thị trên 700 năm tuổi gắn liền với sự tích "cứu vua Lê Lợi" được công nhận Cây di sản Việt Nam - Ảnh: H.A.

Ngày 30-5, ông Phan Văn Đoài - chủ tịch UBND xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) - cho biết Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa ra quyết định công nhận một cây thị tại địa phương là Cây di sản Việt Nam.

Cây thị nằm ở thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa, có tuổi đời trên 700 năm, chiều cao 45-50m, cành lá sum sê, chu vi đoạn gốc tiếp giáp với mặt đất khoảng 12m, gốc cây rỗng, có thể chứa được 4-5 người.

Theo lời các cụ cao niên ở thôn Kim Sơn, tương truyền cây thị gắn liền với lịch sử chống quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV. 

Theo đó, vào năm 1425, khi cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của vua Lê Lợi ở Lam Sơn (Thanh Hóa) gặp khó, nhà vua đã quyết định kéo quân di chuyển vào vùng đất Đỗ Gia (tức Hương Sơn, Hà Tĩnh ngày nay) để lập căn cứ địa.

Cây thị 700 tuổi ‘cứu vua Lê Lợi’ được công nhận là Cây di sản Việt Nam - Ảnh 2.

Cây thị có chu vi đoạn gốc tiếp giáp với mặt đất khoảng 12m - Ảnh: H.A.

Trên đường vào đến Hương Sơn, vua Lê Lợi bị giặc Minh truy đuổi, đến làng Cổ Đậu thì phát hiện cây thị sum sê, phần gốc rỗng ruột, vua Lê Lợi được thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện cùng đội quân chỉ dẫn chui vào ẩn nấp trong hốc cây, nhờ đó thoát nạn.

Theo tương truyền, tại gốc cây thị này, vua Lê Lợi và thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện đã cùng giết ngựa trắng, cắt tóc ăn thề, thể hiện quyết tâm đồng lòng đánh giặc Minh.

Sau khi đánh đuổi giặc Minh thành công, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Tuấn Thiện được phong là khai quốc công thần. Người dân địa phương từ đó về sau vẫn luôn lưu truyền câu thơ nói về giai thoại lịch sử: 

"Cắt tóc, giết ngựa trắng
Dưới gốc thị thề nguyền
Nguyện đồng tâm đồng chí
Phá giặc xây cơ đồ".

Cây thị 700 tuổi ‘cứu vua Lê Lợi’ được công nhận là Cây di sản Việt Nam - Ảnh 4.

Tấm bia đặt gần gốc cây thị - Ảnh: H.A.

Trải qua hàng trăm năm, cây thị vẫn giữ được thế rất đẹp, nhiều đoạn cành lá sum sê, uốn lượn. Rất nhiều đoàn khách các địa phương về đây chụp hình lưu niệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "cây thị ăn thề".

Năm 2001, nhân dân địa phương đã đóng góp kinh phí xây dựng một miếu thờ dưới gốc cây thị, bên bia khắc chữ: "Gốc thị sử tích, mùa thu Ất Tỵ 1425 Lê Lợi - Nguyễn Tuấn Thiện tuyên thệ / Thệ phát sơ thù Minh thị hạ / Quyết tâm bất dịch, trợ hòa đao".

Hàng cây di sản quê hương bà Triệu

Trên đường vào lễ đền Am Tiên (Thanh Hóa), nơi bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, nhiều người đã trầm trồ khi ngang qua hàng xà cừ cổ thụ khổng lồ. Có tới 23 đại thụ với đường kính gốc lớn hơn 1,3m đã được công nhận cây di sản Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar