06/04/2021 13:03 GMT+7

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu

Bài và ảnh: PHẠM TUẤN
Bài và ảnh: PHẠM TUẤN

TTO - Dù đang trong mùa sinh trưởng tốt của cây phong lá đỏ, nhưng tại tuyến đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh, cây vẫn khẳng khiu, trơ trụi lá...

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu - Ảnh 1.

Hàng cây phong lá đỏ chết khô trên đường Trần Duy Hưng sáng 6-4 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong sáng 6-4, hàng phong lá đỏ được trồng trên đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh gồm 262 cây gần như trơ trọi lá, không có sức sống, nhiều cây khẳng khiu như cành củi khô, trong đó có nhiều cây đã chết.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trên tuyến Nguyễn Chí Thanh trồng 119 cây, tuyến Trần Duy Hưng trồng 143 cây. Bước đầu đơn vị này nhận định cây phong chưa thích nghi với điều kiện khí hậu của Hà Nội. Trong đó, 45 cây đã chết.

Trong số 217 cây sống, hiện trạng các cây sinh trưởng, phát triển kém. Sau một thời gian, lá bị héo; cành, nhánh bị khô và hay bị sâu bệnh. 

Trước thực tế đó, Sở Xây dựng đề xuất thay thế toàn bộ hàng cây phong lá đỏ trên tuyến đường trên và đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận. 

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu - Ảnh 2.

Phần ngọn của hàng phong lá đỏ được trồng tại đây khẳng khiu như cành củi khô

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Ngọc Chính - chủ tịch Hội Công viên xây xanh Việt Nam - cho biết phong lá đỏ là một loại cây ôn đới, quen sống trong khí hậu lạnh, không thể thích nghi với môi trường đô thị nhiệt đới nắng nóng, mưa nhiều. 

"Trước khi trồng cây phong lá đỏ, đơn vị trồng đã không nghiên cứu kỹ thổ nhưỡng, khí hậu tại Hà Nội nên cây chết là tất yếu", ông Chính nói.

Theo ông Chính, khi người Pháp trồng cây xanh tại Hà Nội, họ đã nghiên cứu rất cụ thể khu vực nào, tuyến đường nào trồng loại cây gì, tán cây cao hay thấp, đường rộng, đường hẹp phải trồng các loại cây khác nhau cho phù hợp.

Còn theo GS.TS Lê Đình Khả - nguyên giám đốc Viện Nghiên cứu giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp, việc thay thế cây phong lá đỏ tại hai tuyến đường trên đáng lẽ phải thực hiện từ lâu, đến nay cây chết khô mới thay là quá muộn, ảnh hưởng tới mỹ quan thành phố.

"Sai lầm lớn nhất của Hà Nội là chọn cây nhưng không trồng thử đã đưa vào trồng với số lượng lớn dù chưa hiểu biết gì về loài phong lá đỏ. Nguyên tắc lớn nhất của một loài cây khi đưa vào trồng là phải trồng thử trong 3-4 năm xem nó phát triển như thế nào. Mua cây giống thì đắt tiền, công chăm sóc lớn, bây giờ thay thế, quá lãng phí", ông Khả cho hay.

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu - Ảnh 3.

Cây phong lá đỏ trên đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh bị héo khô sau hơn 2 năm trồng

Về việc trồng cây bàng lá nhỏ thay cho phong lá đỏ, GS.TS Lê Đình Khả đánh giá nếu trồng loài cây này thì khả năng thành công sẽ cao hơn, sinh trưởng tốt hơn, tuy nhiên bản thân ông vẫn muốn trồng những cây có nguồn gốc trong nước.

"Ví dụ như loài lá đỏ, tôi thấy có cây lộc vừng rất đẹp, mùa hè thì lá sẽ xanh tươi, tới mùa đông chuyển sang xuân, lộc vừng chuyển lá đỏ rất đẹp mắt, sau đó đâm chồi nảy lộc xanh tươi vào mùa xuân", ông Khả chia sẻ.

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu - Ảnh 4.

Theo chuyên gia, sai lầm lớn nhất của Hà Nội khi trồng cây phong lá đỏ là không trồng thử

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu - Ảnh 5.

119 cây phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh khô héo, sinh trưởng kém

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu - Ảnh 6.

Nhiều người từng kỳ vọng hàng cây lá đỏ sẽ biến đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh thành "châu Âu giữa lòng thủ đô", nay "vỡ mộng"

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu - Ảnh 7.

Một cành lá xanh hiếm hoi mọc ra dưới gốc phong lá đỏ, nhưng trên ngọn cây thì khô héo

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu - Ảnh 8.

Hà Nội đang tính toán phương án thay thế hàng phong "không lá" bằng những cây bàng lá nhỏ

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu - Ảnh 9.

Một tán bàng lá nhỏ sinh trưởng tốt trên tuyến phố Trần Thái Tông, Cầu Giấy

Hà Nội bỏ toàn bộ hàng phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh

TTO - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa đồng ý với đề xuất thay thế toàn bộ cây phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Duy Hưng.

Bài và ảnh: PHẠM TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar