26/06/2004 20:39 GMT+7

Cây cau của mẹ

NGUYỄN NGỌC KÝ (Sài Gòn, mùa nhớ 2004)
NGUYỄN NGỌC KÝ (Sài Gòn, mùa nhớ 2004)

TTCN - Mẹ tôi không phải dân nghiện trầu. Chỉ những ngày có đình đám ma chay, tết lễ mẹ mới ăn vài miếng cho đỏ môi, ấm bụng cùng mấy bà bạn già hàng xóm cho vui.

Cuộc thi viết ngắn Mẹ tôi

Phóng to
Ảnh: Nguyễn Vinh Hiển

Ấy vậy mà hai cây cau lắm buồng sai trái nổi tiếng khắp làng cao tắp ngay trước sân nhà đã được bố mẹ tôi trồng ngay đúng dịp hai thân làm lễ cưới.

Khi tôi được sinh ra thì hai cây cau đã cao chót vót. Những đêm hè lồng lộng gió nồm nam, khi vầng trăng lấp ló lũy tre làng mẹ thường buộc võng vào hai thân cau để ru tôi. Hương hoa cau ngan ngát cùng giọng hát à ơi của mẹ cứ thế đưa tôi vào giấc ngủ.

Tuổi thơ tôi lớn lên bên gốc cau với đầy kỷ niệm. Những hoa cau trắng xanh như những hạt gạo tám xoan thơm nức rụng đầy mặt đất mẹ thường quét gom lại mỗi sớm cho tôi cùng lũ bạn chơi trò bán hàng, nấu cơm. Mỗi cái mèo cau mẹ trẩy xuống là mỗi con thuyền ngoạn mục cho tôi cùng lũ bạn chơi trò chở “gạo”, chở “khách” sang ngang trên chiếc ao nhà.

Tôi càng được mẹ cưng hơn sau những ngày bị sốt nặng, đôi tay tự dưng buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai, khi vừa bốn tuổi. Miếng cơm đưa vào miệng ngày ngày mẹ cũng phải bón cho tôi. Để dỗ dành tôi ăn cho nhiều, cứ chiều chiều mẹ lại cho tôi ngồi vào chiếc tàu cau mới rụng kéo đi quanh sân. Tôi thích thú cười như nắc nẻ. Và cứ thế cả chén cơm lớn mẹ đã cho tôi ăn hết veo lúc nào chẳng hay.

Những ngày hanh heo cuối đông, bố thường trẩy xuống những buồng cau sai trĩu quả, mẹ ngồi tỉ mỉ bổ ra phơi khô. Vừa làm mẹ vừa lẩm nhẩm: “Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Và cứ thế những miếng cau bổ ra được mẹ xếp đều tăm tắp trên chiếc mẹt theo hình vòng tròn đồng tâm. Vừa chăm chú ngồi xem mẹ làm tôi vừa ngó ngoáy “bí mật” dùng chân xếp thử mấy miếng xem sao. Mẹ quay lại bắt gặp. Tôi sợ quá rụt chân lại. Mẹ cười: “Ờ, con làm bằng chân cũng được đấy chứ! Giúp được mẹ thế thì còn gì bằng”.

Được mẹ ưng thuận, động viên, tôi càng làm càng say sưa thích thú. Khi mẹt cau xếp đã gần xong thì bất ngờ cái bàn chân trái của tôi không biết vụng về luống cuống thế nào đã đụng vào khiến cả mẹt cau xếp công phu là vậy bỗng bị xô nghiêng ngả không còn ra hình thể gì. Tôi sợ hết hồn, đứng vội dậy định bỏ trốn. Vừa lúc mẹ quay lại nhận ra, vội ôm tôi vào lòng âu yếm xoa đầu: “Có gì đâu con. Vạn sự khởi đầu nan mà. Người ta làm bằng tay còn khó huống hồ con làm bằng chân. Có làm, có hỏng, có sửa mới có biết. Làm cái gì cũng phải kiên trì mới thành con ạ!”.

Không ngờ cái trò chơi xếp cau cùng lời an ủi ấy của mẹ đã mở cho tôi một trời hi vọng. Nó thật sự là kỷ niệm ngọt ngào ghi dấu mốc mở đường cho những tháng ngày sau đó tôi dùng đôi chân thay đôi tay với bao nhọc nhằn, gian khó từng bước viết lên cuộc đời mình cho đến hôm nay.

Nhớ những ngày tôi mon men đến lớp vỡ lòng xem lũ bạn học, mẹ tìm đến dẫn về trên tay không quên cầm chiếc quạt mo che nắng cho tôi. Khi tôi được nhận vào lớp, người mừng nhất là mẹ. Những ngày tôi miệt mài dùng chân kẹp cục gạch tập viết những nét chữ đầu tiên trên khoảng sân nhà; mỗi khi mồ hôi nhễ nhại là mỗi khi thấy mẹ ngồi bên cạnh phe phẩy chiếc quạt mo.

Lúc bắt đầu tập viết được trên vở, để quyển vở khỏi dịch chuyển và khỏi lem bẩn mẹ lại cắt vuông rất khéo chiếc quạt mo thành chiếc bìa cứng cho tôi lót chân mỗi lần viết. Những buổi học chiều, nhà không có đồng hồ, để tôi khỏi lo đi học muộn mẹ canh chừng rồi dùng vôi đánh dấu một cái vạch trên sân, cứ khi cây cau đổ bóng đến đó là đúng lúc mẹ âu yếm vui vẻ đeo túi sách lên vai cho tôi đến trường.

Khi học lên các lớp trên, những đêm học khuya bên chiếc đèn dầu tù mù, vì viết bằng chân nên mắt tôi phải nhìn xa rất khó khăn. Thấu hiểu điều đó mẹ đã có sáng kiến cắt mo cau rồi khâu đính lại và dùng vôi quét mặt trong cho trắng làm thành cái chụp đèn rất tiện ích để tôi học đêm. Có những ngày phải học cả hai buổi, thương tôi đi về đường xa vất vả mẹ cẩn thận nắm cơm vào chiếc mo cau đã được lột mỏng rất mềm để tôi mang đến lớp ăn trưa.

Mùa đông xứ Bắc rét như cắt da thịt, áo lạnh lại hiếm, tôi nhớ mãi chiếc áo bằng mo cau lột mỏng được mẹ khâu rất công phu và mặc chen vào giữa hai lần áo cho tôi mỗi sớm đến trường. Thời chiến tranh phá hoại của Mỹ, nhiều đêm đi học sơ tán về khuya, giữa đường gặp mưa lớn là thể nào tôi cũng được mẹ đón. Ngoài áo tơi, nón lá bao giờ mẹ cũng xách trên tay chiếc đèn chai được bao quanh thêm cho gió khỏi làm tắt bằng một chiếc mo cau được cuộn lại có một cửa sổ đủ cho ánh sáng soi về phía trước để nhận đường.

Nhớ những ngày tôi mải mê ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi môn toán lớp 7 (lớp 9 hiện nay) toàn miền Bắc, cả những ngày ôn thi tốt nghiệp cấp III, đêm đêm dù khuya mấy bao giờ quay lại tôi cũng giật mình nhận ra phía sau: mẹ đang lặng lẽ ngồi cầm quạt mo phe phẩy xua nóng và muỗi cho tôi tự lúc nào.

Ngày tiễn tôi đi học đại học mẹ không quên bỏ vào túi hành trang của tôi hai chiếc quạt mo được “gia công” thêm cái tay cầm trông rất ngộ. Mẹ bảo: “Con phải dùng chân nên mẹ phải làm vậy để con quạt cho dễ. Chỗ trường con học sơ tán nghe đâu là nơi rừng rú nên rét cũng ghê mà nóng cũng sợ lắm đấy! Mẹ chẳng gần để giúp con được. Con ráng tự khắc phục vậy”.

Tốt nghiệp đại học tôi được về quê dạy học và lập gia đình khi mẹ đã ở tuổi gần 70. Tuổi cao sức yếu, mẹ lâm bệnh nặng. Cứ rời trường về đến nhà là tôi hối hả đến ngay giường mẹ. Vẫn chiếc quạt mo ngày nào tôi lặng lẽ dùng chân quạt cho mẹ. Rồi đến một ngày, mẹ cố mở mắt nhìn tôi. Tôi nghẹn ngào nhận ra nơi khóe mắt mẹ ứa ra hai vệt nước trước khi mẹ trút hơi thở cuối cùng.

Cũng năm đó một trong hai cây cau nhà tôi tự dưng chết đứng. Bố liền ngả xuống bổ đôi nạo ruột dùng làm máng hứng nước mưa. Những dòng nước mát ngọt ngào từ nơi chiếc máng ấy như vẫn còn chảy mãi trong tôi cho đến tận bây giờ.

NGUYỄN NGỌC KÝ (Sài Gòn, mùa nhớ 2004)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Hai chiếc áo thường phục của hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, được một người ở Mỹ tặng lại TP Huế để trưng bày. Áo vừa hồi cố hương.

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar