28/11/2024 10:30 GMT+7

‘Cầu nối’ Viettel xây nên giấc mơ giáo dục ‘không biên giới’

Chỉ sau ba năm Viettel vào cuộc với chương trình Internet trường học, năm 2011 Việt Nam là một trong số ít quốc gia phủ sóng Internet 100% trường học, tạo ra bước ngoặt mở đường cho nhiều cải tiến chất lượng dạy và học, ứng dụng công nghệ giáo dục.

‘Cầu nối’ Viettel xây nên giấc mơ giáo dục ‘không biên giới’ - Ảnh 1.

Trong gần 2 thập kỷ, Internet trường học đã giúp hàng triệu trẻ em, thầy cô tiếp cận học hành, công việc giảng dạy theo cách mới

"Từ ngày phòng học có mạng, giờ học của tụi em không chỉ dùng mỗi sách giáo khoa nữa. Thầy cô mở video, hình ảnh trên máy tính cho cả lớp xem, rồi hướng dẫn bọn em thi giải toán, tiếng Anh qua mạng. Vui nhất là bọn em được xem nhiều vùng miền khác mà trước đó chỉ biết tên, hình dung trong tưởng tượng", Dương Công Kỳ, học sinh Trường tiểu học Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) hào hứng kể về giờ học của mình.

Ngôi trường của Kỳ nằm bên đỉnh Trường Sơn, là một trong số gần 46.000 cơ sở giáo dục được cung cấp đường truyền mạng miễn phí tốc độ cao, thuộc dự án phi lợi nhuận "Internet trường học" do Viettel triển khai từ năm 2008.

Trước năm 2008, chưa đến một nửa số trường ở Việt Nam có kết nối mạng. Chưa đầy ba năm sau, Việt Nam là số ít quốc gia phủ sóng Internet tới 100% trường học trên toàn quốc. 

Chương trình vì cộng đồng Internet trường học do Viettel triển khai đã tạo nên bước ngoặt này, mở đường cho nhiều cải tiến chất lượng dạy và học, ứng dụng công nghệ vào giáo dục.

Thành công của chương trình cũng là bước đệm quan trọng cho Viettel triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục sau này với phương châm sử dụng công nghệ để tạo ra giá trị tích cực cho cộng đồng. 

Có thể nói, chương trình Internet trường học đã phản ánh tầm nhìn, quan điểm của Viettel từ hai thập kỷ trước: Đầu tư cho học tập chính là đầu tư cho tương lai. Trong đó, trẻ em là đối tượng được đặc biệt quan tâm.

Mở ra cơ hội bình đẳng trong giáo dục với những lớp học "không biên giới"

Vào thời điểm năm 2008, phủ sóng toàn bộ Internet trường học được coi là sáng kiến chưa từng có trên thế giới.

Khi Internet chưa phổ biến, người dùng mới chủ yếu sử dụng để chat, đọc tin tức hay chơi game online, thì Viettel đã nhìn thấy sức mạnh của kết nối mạng có thể tạo ra cho ngành giáo dục. 

Bằng một cú nhấp chuột, ai cũng có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Kho kiến thức là vô tận và được chia sẻ tới tất cả. Lớp học sẽ không còn giới hạn trong bốn bức tường mà trở thành lớp học "không biên giới". Cơ hội học tập trở nên bình đẳng, không bị phân biệt bởi hoàn cảnh, không bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý.

Chính vì vậy, dù biết trước việc đem kết nối mạng tới các vùng sâu, vùng xa chắc chắn đối mặt nhiều khó khăn về xây dựng hạ tầng, Viettel vẫn quyết tâm phủ Internet tới 100% trường học ở Việt Nam.

‘Cầu nối’ Viettel xây nên giấc mơ giáo dục ‘không biên giới’ - Ảnh 2.

Nhờ những đóng góp bền bỉ cho ngành giáo dục, Viettel được tạp chí Fortune vinh danh trong top 3 doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới toàn cầu

Theo báo cáo được công bố vào tháng 7-2021 của Economist Intelligence Unit (EIU) - doanh nghiệp độc lập chuyên cung cấp dịch vụ cố vấn và nghiên cứu thuộc Tập đoàn Economist, các quốc gia với mức độ kết nối băng rộng thấp có tiềm năng tăng GDP nhờ đưa Internet vào trường học. 

Cụ thể, nếu kết nối băng rộng trường học ở một quốc gia tăng 10% thì GDP trên đầu người của quốc gia đó có thể tăng 1,1%. Điều đó phần nào cho thấy quyết định của Viettel về triển khai Internet đến các cơ sở giáo dục từ sớm là đúng đắn và có tầm nhìn dài hạn.

Xây dựng xã hội học tập trọn đời

Ngoài việc "cõng mạng lên bản", nhiều năm qua Viettel còn hỗ trợ hàng trăm tỉ đồng cho trẻ em. Tiêu biểu là chương trình học bổng "Vì em hiếu học", với mục đích hiện thực hóa ước mơ đến trường cho trẻ em nghèo, thiếu điều kiện đến trường. 

Tính đến nay, Viettel đã trao tặng hơn 200.000 suất học bổng với tổng số tiền hơn 250 tỉ đồng. Chương trình được triển khai xuống tận cấp xã, ưu tiên những nơi đặc biệt khó khăn. Từ năm 2021, mức học bổng được Viettel nâng lên với tổng kinh phí lên tới hơn 40 tỉ đồng/năm.

Chương trình "Sóng và máy tính cho em" có quy mô lớn toàn quốc, ra đời trong thời dịch COVID-19 nhằm giúp học sinh không có thiết bị duy trì học trực tuyến trong lúc dịch bệnh kéo dài, giãn cách xã hội. Viettel đã trao tặng 37.000 máy tính bảng kèm sim 4G cho các học sinh thuộc các hộ nghèo, cận nghèo tại tám tỉnh, với tổng giá trị là 96,2 tỉ đồng.

Hỗ trợ, giúp đỡ để tăng điều kiện học hành cho trẻ em mới là một phần trong nỗ lực vì thế hệ tương lai của Viettel. 

Điều quan trọng hơn mà Viettel muốn tạo ra là xây dựng một xã hội học tập trọn đời, thúc đẩy mọi nhân tố yêu thích tự học và duy trì việc học lâu dài. 

Trong đó, yếu tố cốt lõi là đẩy mạnh chuyển đổi số ngành giáo dục và Internet trường học chính là đòn bẩy cần thiết. Từ chỗ có đường mạng, các thiết bị kết nối, ứng dụng, hệ thống được triển khai, nâng cấp, bao gồm hạ tầng truyền dẫn, hạ tầng xử lý dữ liệu, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho ngành giáo dục.

Từ năm 2017, Viettel bắt tay vào xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông trong ngành giáo dục, xuyên suốt từ cấp bộ, xuống sở, phòng, trường. Đây cũng là nền móng giúp hình thành hệ sinh thái toàn diện, phục vụ mọi nhu cầu của tất cả đối tượng, từ cấp quản lý cho tới giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Một số giải pháp tiêu biểu có thể kể đến như: Mạng xã hội Viettel Study và hệ thống thi K12Online (giúp hàng triệu người dùng dạy và học trực tuyến, tra cứu học liệu trong chương trình từ tiểu học đến phổ thông); nền tảng giáo dục Education Smartup và cổng thông tin điện tử EduPortal (giúp các trường thực hiện một loạt tác vụ như thanh toán học phí, chữ ký số, soạn câu hỏi, lập đề thi, liên lạc điện tử, đánh giá thi đua, báo cáo - thống kê, thư viện điện tử)…

Đối với giáo viên, việc có một hệ sinh thái giáo dục số giúp họ tập trung nhiều hơn vào công việc chuyên môn, nhờ giảm tải nhiều công việc thủ công như chấm, ghi và nhập điểm... 

Đối với học sinh, giải pháp hỗ trợ việc học và thi như K12Online hướng tới nâng cao trải nghiệm học tập, khơi dậy tinh thần tự học. Còn với phụ huynh, họ có thể theo dõi tiến trình, kết quả học tập của con mình bất cứ khi nào.

‘Cầu nối’ Viettel xây nên giấc mơ giáo dục ‘không biên giới’ - Ảnh 3.

Sau quá trình đưa kết nối mạng đến trường học, Viettel đẩy mạng các hoạt động chuyển đổi số cho ngành giáo dục

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Viettel, từng khẳng định: "Với sứ mệnh phổ cập Internet, Viettel kết nối băng siêu rộng bằng cáp quang cho tất cả các trường học, tạo điều kiện cho các ứng dụng dạy và học bùng nổ. 

Không chỉ cung cấp hạ tầng kết nối, Viettel có trách nhiệm nghiên cứu, phát triển các công nghệ phục vụ ngành giáo dục, cung cấp các ứng dụng, nội dung, triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục, triển khai hệ thống giáo dục điện tử…".

Nhờ những đóng góp sâu rộng và liên tục cho ngành giáo dục, vừa qua Viettel được tạp chí danh tiếng thế giới Fortune vinh danh trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp toàn cầu có tác động thay đổi thế giới. 

Lần đầu tiên tham gia, Viettel xếp hạng thứ 3, sánh vai cùng nhiều tên tuổi nổi tiếng khác như Space X, Walmart, Alibaba. Sự ghi nhận góp phần khẳng định tầm nhìn "sáng tạo vì con người" của Viettel là đúng đắn và Viettel đã làm đúng theo tôn chỉ kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội.

Những người mang Internet đến với trường học: ‘Ánh mắt thầy và trò khiến chúng tôi nhớ mãi’

Đã 16 năm trôi qua kể từ ngày Viettel bắt đầu triển khai chương trình Internet trường học, nhưng niềm hân hoan khi Internet tới các điểm trường là ký ức chưa bao giờ phai nhòa đối với những người thực hiện chương trình này.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Bạn bấm vào ô xác nhận Captcha 'Tôi không phải là người máy', rồi tiếp tục như không có gì. Nhưng bạn không biết ngay khoảnh khắc đó, Google đang âm thầm đánh giá bạn dựa trên vô số tín hiệu tưởng chừng vô hình.

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Người sáng tạo viết, quay, đăng nhưng ai được thấy, ai bị ẩn đi do một thực thể vô hình: thuật toán đề xuất. Trong thời đại AI kiểm soát dòng nội dung, người làm nghề không khỏi băn khoăn: Mình đang phục vụ khán giả thật hay chỉ cố làm hài lòng máy?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Tin nhắn xác thực OTP có thể bị lộ không?

OTP được xem là lớp bảo vệ quen thuộc và hiệu quả trong nhiều hệ thống. Tuy nhiên, trong bối cảnh rủi ro mạng ngày càng tinh vi, liệu tin nhắn OTP có còn là lựa chọn an toàn?

Tin nhắn xác thực OTP có thể bị lộ không?

Mã QR được hình thành thế nào? Vô số mã QR, liệu có bị trùng không?

Mã QR xuất hiện ở khắp nơi, từ thanh toán, đặt vé đến tra cứu thông tin. Nhưng ít ai biết mã này được hình thành ra sao và vì sao dù phổ biến đến vậy, chúng gần như không bao giờ bị trùng lặp.

Mã QR được hình thành thế nào? Vô số mã QR, liệu có bị trùng không?

'Cắm sạc qua đêm hại pin' và những lầm tưởng phổ biến

Nhiều người vẫn nghĩ cắm sạc điện thoại qua đêm sẽ gây chai pin, cùng với đó là nhiều hiểu lầm khác, dẫn đến lo lắng và dùng thiết bị sai cách.

'Cắm sạc qua đêm hại pin' và những lầm tưởng phổ biến

Cookie là gì mà web nào cũng hỏi? Và vì sao bạn nên quan tâm?

Vào web là thấy hiện thông báo 'chấp nhận cookie', nhiều người bấm đại để lướt nhanh. Nhưng đằng sau cái click vô thức đó là cả một hệ thống theo dõi người dùng cực kỳ tinh vi.

Cookie là gì mà web nào cũng hỏi? Và vì sao bạn nên quan tâm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar