24/11/2008 04:05 GMT+7

Cậu học trò nghèo đam mê khoa học

VĂN ĐỊNH - HIỆP HÀNH
VĂN ĐỊNH - HIỆP HÀNH

TT - Đam mê khoa học từ năm lớp 8, lên lớp 10 thấy phòng thí nghiệm của nhà trường đang thiếu thiết bị học tập, cậu học trò nghèo Nguyễn Trọng Hải (xã An Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đi tìm mua những phế liệu .. của mấy bà đồng nát về chế tạo những thiết bị học tập cho thầy trò Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi.

Phóng to
Hải rất say mê giờ thực hành thí nghiệm - Ảnh: V.Đ.
TT - Đam mê khoa học từ năm lớp 8, lên lớp 10 thấy phòng thí nghiệm của nhà trường đang thiếu thiết bị học tập, cậu học trò nghèo Nguyễn Trọng Hải (xã An Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đi tìm mua những phế liệu .. của mấy bà đồng nát về chế tạo những thiết bị học tập cho thầy trò Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi.

Có lần được anh trai dẫn vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng xem mấy anh sinh viên lắp ráp robocon, Hải nhìn say sưa và ước gì sau này mình sẽ làm được như vậy.

“Người bạn” của phế liệu

Thế là một buổi đi học, buổi về nhà Hải tìm đến các bãi phế liệu điện tử xin những chiếc tivi, radio về “mổ” và chế tạo đồ chơi trông rất bắt mắt.

Năm học lớp 8, Hải thấy thầy giáo giảng về năng lượng mặt trời và đưa ra một chiếc máy thu mô phỏng quay bằng tay. Hải tự hỏi mặt trời mọc phía đông, lặn phía tây, dùng tay quay máy như thế cũng mất công, ít nhất phải có một cái máy gì đó làm chiếc máy xoay theo hướng mặt trời. Hải bắt đầu đọc sách điện tử của anh trai, tìm những chiếc bóng đèn neon, tụ điện, gương thu năng lượng mặt trời của máy tính bỏ túi hư để chế tạo chiếc máy định hướng thu năng lượng mặt trời.

“Nhờ đống phế liệu điện tử xin ở mấy bà đồng nát mà em có thể tận dụng sáng chế đồ chơi, thiết bị dạy học như thế này” - Hải tâm sự. Từ sự hiếu kỳ, nghe ai có tivi, quạt điện hỏng hóc Hải mang tuôcvit, kềm đến “vọc”. Đến lớp 9, Hải đã trở thành một thợ sửa chữa điện tử nghiệp dư cừ khôi của xóm.

Nhà Hải có năm anh em, hai anh chị đầu đã đi làm, ba anh em còn đi học. Việc học tập của ba anh em Hải đều trông chờ vào sáu sào ruộng của bố mẹ.

Năm nay là năm học cuối cấp, Hải chủ yếu tập trung học để chuẩn bị sang năm thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Thời gian cho việc sáng chế thiết bị dạy học của Hải không còn nhiều, nhưng những thiết bị đo điện trường hay đo bước sóng... Hải đều tranh thủ làm ở nhà, đưa lên lớp thực hành.

“Khi Hải học lớp 8, tui thấy con suốt ngày ngồi với đống phế liệu điện tử hư. Ai ngờ học đến lớp 10, con lại được nhà trường khen thưởng có những sáng tạo thiết bị dạy học” - bà Nguyễn Thị Chính, mẹ Hải, khoe.

Những sáng chế siêu rẻ...

Từ những thanh nhôm, tụ điện, biến thế điện... vứt ngoài bãi rác, qua bàn tay Hải đã trở thành thiết bị học tập bổ ích, rẻ gấp hàng trăm lần so với những thiết bị dạy học nhà trường mua. Bước vào lớp 10, sản phẩm đầu tay của Hải được thầy Trần Thọ Hường - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, biết đến. Thầy cũng không ngờ một học sinh mới bước vào lớp 10 mà sáng tạo được thiết bị dạy học, vượt qua những kiến thức thầy cô dạy ở trường.

Thấy mình sáng tạo những sản phẩm học tập không thua gì sản phẩm dự thi ở những cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên toàn quốc, năm 2006 Hải gửi thiết bị định hướng năng lượng mặt trời đến cuộc thi. Thật bất ngờ, chỉ là những tấm gương năng lượng mặt trời từ máy tính hư, một cái môtơ thải của radio, hai ba thanh nhôm kết lại, thiết bị định hướng năng lượng mặt trời của Hải đã giành giải khuyến khích.

Năm 2008, Hải tiếp tục gửi đến cuộc thi này một công trình mới: bộ thí nghiệm điện tĩnh, gồm những tấm mica, bóng đèn cao áp của tivi, điện kế... tìm được ở cửa hàng phế liệu, không mấy tốn kém so với những công trình lên đến hàng chục triệu đồng của những thí sinh khác. “Em rất mừng khi bộ thí nghiệm điện tĩnh đoạt giải khuyến khích, đây là công trình mất gần một tháng mới làm ra” - Hải không giấu niềm vui.

“Từ năm học lớp 10, năm nào Hải cũng trình bày đề tài lên nhà trường. Mỗi đề tài của Hải, nhà trường chỉ cung cấp kinh phí chưa đầy 100.000 đồng, thế mà em đã làm ra những thiết bị dạy học rất rẻ và bổ ích cho việc dạy học của thầy trò Trường Nguyễn Văn Trỗi”, thầy Hường cho biết.

Hai sáng chế của Hải được thầy hiệu trưởng báo cáo lên Sở GD-ĐT nhằm phổ biến vào dạy học cho các trường trong tỉnh. “Tôi thấy hai sáng chế này của Hải rất hữu ích, lại không mấy tốn kém so với những thiết bị dạy học ngành giáo dục của tỉnh bỏ tiền ra mua về. Sở cũng đang cân nhắc việc ứng dụng hai công trình của Hải cho các trường cấp III trong toàn tỉnh”, thầy Hường cho biết thêm.

VĂN ĐỊNH - HIỆP HÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?

Món ngon 15.000 đồng ‘gây bão’ mạng

Loạt hình ảnh check-in với bảng quảng cáo "Ăn Ngon Rẻ, ShopeeFood Bao" phủ sóng mạng xã hội, khiến hội mê ăn ngon không khỏi tò mò có gì mà hot đến vậy.

Món ngon 15.000 đồng ‘gây bão’ mạng

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Sáng nay 15-5, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự và trao phần thưởng cho các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X.

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Cậu học trò vươn lên trong côi cút, thành Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Ngô Anh Khoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), được chọn về Hà Nội dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X với thành tích 9 năm liền là học sinh giỏi dù côi cút lớn lên trong vòng tay chăm bẵm của ngoại.

Cậu học trò vươn lên trong côi cút, thành Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar